Ý kiến thu thập trên BBC về khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Tiêu Phong: Tôi chọn đăng lại các ý kiến được ít nhất 1 người đồng tình. Người quan tâm có thể theo link ở rên để đọc toàn bộ mọi ý kiến.

Nguồn: http://newsforums.bbc.co.uk/ws/vi/thread.jspa?sortBy=2&forumID=8613&#paginator


Bổ sung: 16:57 11-04-2009 GMT

Thực ra cuộc đấu tranh toàn dân về những sai lầm trong chủ trương khai thác bauxit Tây Nguyên đã đạt thành công. Trước hết là gióng lên tiếng nói rằng coi chừng Trung Quốc có thể có ý đồ khác ngoài việc đầu tư. Thứ hai là chính phủ đang phải chùn tay bằng cách xuống nước, chấp nhận sự việc hiện nay chỉ là thử nghiệm, và lẽ dĩ nhiên không dại gì phát triển thêm để tiếp tục bị dân chống đối.

Nhưng thành quả thứ ba quan trọng hơn với việc các nhà hoạt động độc lập đã có tiếng nói đủ mạnh để bác bỏ chính sách nhà nước, một khi chính sách nào đó đang bị dẫn dụ sai lầm.

Đây là một cuộc biểu tình toàn dân, bằng các cách thế khác nhau, mà nhà nước phải kết thúc hạ giọng bằng một cuộc hội thảo.

Mong sao vấn đề tham nhũng, biên giới và biển đảo cũng được diễn ra như vậy làm cho người dân góp được tiếng nói mà nhà nước không bị mất mặt.

Hoàng Việt, TP HCM

Được giới thiệu bởi 3 người


Bổ sung: 15:39 11-04-2009 GMT

Tôi không nghĩ ông Nguyên Ngọc lại không biết Quốc Hội Việt Nam là tài sản riêng của Đảng, và việc khai thác Bauxite dù có thông qua Quốc Hội thì kết quả cũng vậy thôi.

Cứ nhìn các quốc gia tiến bộ chúng ta sẽ thấy, trong quốc hội bao gồm nhiều Đảng thì lúc đó mới có tiếng nói phản biện.

VN thì chỉ có một Đảng duy nhất thống lãnh mọi chuyện, vậy tìm đâu ra tiếng nói phản biện?

Ông đừng quên, ở VN "dân chủ tập trung" nghĩa là chỉ một nhóm nhỏ mới có dân chủ. Chẳng phải chính ông trong thời gian trước đây cũng ủng hộ việc dân chủ tập trung này?

Ông Nguyên Ngọc cũng dư biết đất nước này là tài sản riêng của Đảng Cộng Sản, những cuộc nổi dậy của người sắc tộc ở Tây Nguyên, nguời nông dân bị mất đất đều bị đàn áp bởi bàn tay của Công An và quân lực. Do đó, việc họ muốn khai thác, bán là quyền của họ, cần gì họ phải thông qua quốc hội mà đa số là những ông nghị gật.

Ông đã từ hư cấu "Đất nước đứng lên" nói về những người Tây Nguyên bùng lên chống lại Mỹ-Ngụy, vậy hà cớ gì trong thời gian này (nếu ông là người có tâm huyết với Tây Nguyên) ông lại không có một tác phẩm nào cổ võ cho sự "đứng lên" của người Tây Nguyên?

Tu Thánh, Cam Ranh

Được giới thiệu bởi 3 người


Bổ sung: 15:04 11-04-2009 GMT

Chuyện khai thác đã được đảng, nhà nước cuả cả Việt Nam và Trung Quốc quyết định rồi. Nay thấy nhân dân bức xúc quá, họ giả đò cho tổ chức hội thảo cốt để làm nguôi lòng người dân một chút, cũng như ta muốn làm cho trái bóng xì bớt trước khi nó nổ tung.

Xong hội thảo, ông phó thủ tướng phát biểu một câu như người máy "kế hoạch cuả đảng và nhà nước". Đúng là đàn gẩy tai trâu!

Quý (Cali), california, USA

Được giới thiệu bởi 3 người


Bổ sung: 15:02 11-04-2009 GMT

Từ lâu tôi đã đánh mất lòng tin của mình vào chế độ này. Tôi nhận thấy việc triển khai dự án bauxite ở Tây Nguyên cần phải thông qua "Quốc Hội" - Tổ chức đại biểu cho tiếng nói của người dân.

Nếu vấn đề này không được thông qua Quốc hội, tôi thiết nghĩ, sau nay sẽ còn có nhiều việc tương tự như vậy xảy ra.

Và khi đó sẽ làm đổ vỡ lòng tin của người dân với chế độ này. Một sự đổ vỡ cục bộ sẽ dẫn tới sự đổ vỡ toàn cục.

Le Anh, Ha Noi

Được giới thiệu bởi 3 người


Bổ sung: 12:36 11-04-2009 GMT

Khi có ý kiến phản biện mà phía đối tác không giải trình được thì vấn đề không thể nói là khả thi được và cái gọi là chủ trương "đúng đắn" cần phải xem xét về mức độ của nó.

Vấn đề là ở chỗ sự sáng suốt của chính phủ còn nhân dân thì chỉ biết trông chờ vào các nhà hoạch định chiến lược quốc gia mà thôi!

Phuc Dien, Buon Ma Thuot city

Được giới thiệu bởi 3 người


Bổ sung: 14:32 11-04-2009 GMT

Tôi thấy chẳng lý do gì phải phản đối các dự án bauxite này. Tôi thì càng muốn dự án này được xúc tiến thật nhanh. Hãy để Tây Nguyên biến thành một vùng đất chết thật nhanh. Để làm gì? Để mọi người dân cả nước được sáng mắt ra.

Nếu chẳng có cái gậy nào thúc vào mông của những con Lừa thì đừng mong chúng sẽ nhúc nhích. Nếu không có một sự xâm phạm nào về lợi ích của chúng thì đừng mong chúng sẽ đứng lên, sẽ phản kháng. Nếu một ngày những tên chủ còn cho chúng ăn no cỏ thì ngày đó chúng vẫn còn được thỏa mãn cho dù bị đánh đập dã man hoặc bị bắt lao động như những kẻ nô lệ. Chỉ có khi bị bỏ đó thì chúng nó mới rống lên. Mới trở chứng. Còn bằng không thì đừng hòng chúng nó động đậy dù là mảy may.

Chúng ta rút ra được gì qua các vụ việc gần đây chẳng hạn như vụ nước tương nhiễm hóa chất độc hại? Chúng ta rút được gì qua vụ sông Thị Vải của Vedan? Chúng ta thấy gì qua các các vụ đình công của công nhân? Chúng ta rút được gì qua sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ? Chúng ta thấy được gì qua sự kiện nông dân đòi đất?

Phải chăng dân đã thức tỉnh? Phải chăng dân trí đã được nâng cao? Xin thưa hoàn toàn chẳng phải vậy? Sở dĩ dân lên tiếng cũng chỉ là hai chữ quyền lợi bị đụng chạm. Nếu trong nước tương không có chất độc hại chẳng làm hại đến sức khỏe thì họ lên tiếng làm để gì? Nếu nước sông Thị Vải không bị ô nhiễm làm cho nông dân không có nước sạch canh tác, Cá không chết hàng loạt thì họ lên tiếng để làm gì?

Nếu giới chủ không trả lương cho công nhân quá thấp và không đủ sống thì họ lên tiếng để làm gì? Nếu mảnh đất Thái Hà và Toà Khâm Sứ được trả về cho đúng chủ nhân của nó thì người công giáo cũng chẳng buồn lên tiếng làm gì? Nếu như mảnh đất ruộng vườn không bị chính quyền cướp trắng hoặc ép giá thì họ lên tiếng để làm gì? Vậy thì cái gì là động lực khiến họ lên tiếng? Chiến dịch tuyên truyền của bọn phản động đã có tác dụng? Hay dân trí đã được nâng cao? Xin thưa cũng chỉ là hai chữ quyền lợi làm lực đẩy.

Vậy hãy để họ tiến hành khai thác quặng bauxite mà không cần phải ngăn cản. Quả báo thì trước sau gì cũng sẽ được báo ứng, chỉ là nhanh hay chậm mà thôi và cũng chẳng thể tránh được. Lưới trời lồng lộng tuy thưa khó thoát.

Người vô danh, Hà Nội

Được giới thiệu bởi 2 người


Một ý kiến rất thú vị và không phải không có lý. Tôi sẽ đồng ý với bạn nếu trường hợp này không ngầm chứa hậu quả quá lâu dài, ảnh hưởng quá nghiêm trọng trên một phạm vi quá rộng lớn và thuộc về quá nhiều lĩnh vực (Tiêu Phong).


Bổ sung: 14:04 11-04-2009 GMT

Hiện nay tỉ lệ phe thân Trung Quốc trong Chính phủ đang áp đảo, số còn lại không thân thì có tâm lí sợ hoặc có quyền lợi gắn chặt với Trung Quốc thì làm sao mà giúp họ thay đổi được quan điểm.

Còn Quốc hội? Thành viên Quốc hội Việt Nam có dám đánh nhau vì bất đồng chính kiến như từng xảy ra với Quốc hội Đài Loan, Italia hay Brazil chưa?

Cuong Pham, Thanh Hoa

Được giới thiệu bởi 2 người


Bổ sung: 11:06 11-04-2009 GMT

Theo tôi cần phải đánh giá lại tính khả thi của dự án khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên lúc này.

Ai cũng biết rằng tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá của mỗi quốc gia và không phải là vô tận.

Chúng ta không nên khai thác tài nguyên với mục đích phát triển đất nước lúc này, hãy để cho thế hệ tương lai của chúng ta, thế hệ với những công nghệ tốt hơn và ý thức được tầm quan trọng nguồn tài nguyên của quốc gia mình khai thác.

Hơn nữa Tây Nguyên vốn là khu vực nhạy cảm. Vì vậy chúng ta không nên tạo thêm sự xáo trộn và phức tạp hơn ở đây nữa.

BlueSky

Được giới thiệu bởi 2 người


Bổ sung: 11:04 11-04-2009 GMT

Hai ông Thủ tướng và Phó Thủ tướng đều nói chủ trương khai thác bauxite này là đúng đắn. Nếu đã nói “chắc như đinh đóng cột” như thế rồi thì tại sao còn phải hội thảo này nọ làm gì nữa cho mệt và rối thêm?

Không biết ai đã tư vấn cho Chính phủ mà họ quyết liệt bảo vệ cho cái dự án này dữ như thế?

Thật ra, từ trước 1975, ở miền Nam VN người ta đã nói đến vấn đề khai thác bauxite ở Tây nguyên rồi.

Theo trí nhớ của tôi, thì hồi đó cũng không ai tán thành dự án này, bởi người ta lý luận rằng “bên trên lớp bauxite đó là biết bao vườn trà, cà phê, cao su, cây trái… đem lại lợi ích bền vững và thiết thực. Nếu khai thác bauxite thì những nguồn lợi này chắc chắn sẽ bị mất”.

Thời đó, người ta chưa nói nhiều đến môi trường và an ninh quốc phòng như bây giờ.

Chúng ta mong sao các vị có quyền quyết định trong vấn đề này biết đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, cục bộ.

Nguyen Tho, Saigon

Được giới thiệu bởi 2 người


Bổ sung: 09:53 11-04-2009 GMT

Trong thời điểm này việc khai thác tại Tây Nguyên là chưa hợp lý vì rất nhiều yếu tố,về môi trương, kinh tế.

Như chúng ta đã biết một số dự án người nước ngoài làm chủ họ chỉ muốn lấy tài nguyên của chúng ta và bỏ môi trường ô nhiễm khi đã làm chủ dự án đó.

Nhà nước cần có thời gian nghiên cứu sâu hơn và giao cho một công ty trong nước đảm nhiệm khai thác và nhà nước cần giám sát chặt về vấn đề môi trường.

duy, Đồng Nai

Được giới thiệu bởi 2 người


Bổ sung: 09:25 11-04-2009 GMT

Quá khứ và thực tế cho chúng ta bài học là cần thận trọng trước kỹ thuật và dự định của TQ cũng như cái tâm của các nhà kinh doanh TQ.

Le Bui, Ha Noi

Được giới thiệu bởi 2 người


Bổ sung: 13:14 11-04-2009 GMT

Tôi vô cùng biết ơn những nhà chuyên môn trong và ngoài nước đã lên tiếng mạnh mẽ và bền bỉ để phản đối dự án này. Rất mong các vị tiếp tục theo dõi và lên tiếng để ngăn cản Chính phủ tiến hành các dự án tiếp theo.

Tôi cũng nhận thấy người dân trong nước cần phải lên tiếng để hợp lực cùng các nhà chuyên môn. Các bạn học sinh sinh viên có thể phổ biến những phản biện đã được đang tải hợp pháp trên các tờ báo lớn trong nước để vận động cho một cuộc bãi khóa, dù chỉ một ngày, tôi tin là cũng đủ để Chính phủ nhận thấy sự hiểu biết và đồng thuận mạnh mẽ trong nhân dân, từ đó thấy được tầm quan trọng của vấn đề và có quyết định đúng đắn phù hợp với lòng dân.

Chính quyền không thể quy tội phản động hay chống phá Nhà nước vì chúng ta đọc báo trong nước và chia sẻ quan điểm của những bậc khai quốc công thần như Tướng Giáp hay những nhà văn hóa lớn của đất nước như nhà văn Nguyên Ngọc. Quá thờ ơ, thụ động là tiếp tay cho cái xấu hoành hành và chấp nhận làm nạn nhân cho những hậu quả của nó.

Một thể chế tự do, dân chủ, điều mà Chính quyền vẫn quảng bá và người dân vẫn khao khát, cần được bắt đầu bằng ý thức trách nhiệm và những hành động đơn giản và cụ thể như vậy từ người dân.

Mê Linh

Được giới thiệu bởi 1 người


Bổ sung: 12:34 11-04-2009 GMT

Mọi chuyện đến nước này coi như "lỡ" rồi, bàn cãi chắc không mang lại kết quả gì.

Chỉ lo một tương lai không xa chính phủ lại nói: "đây là bài học kinh nghiệm quý giá về tính phản biện". Dẫu sao thì chính phủ bây giờ vẫn hơn trước đây vì họ đã "biết lắng nghe".

Ben, saigon

Được giới thiệu bởi 1 người


Bổ sung: 10:22 11-04-2009 GMT

Xin chào tất cả những cá nhân đã quan tâm và có trách nhiệm với Tổ Quốc,

Tôi không phải là chuyên gia về vấn đề khai thác quặng boxic tại Tây Nguyên, nhưng với tuy duy và biết phân tích thì tôi cho rằng : các chuyên gia cũng như các nhà khoa học đã có những đóng góp ý kiến thật là to lớn.

Tôi đồng ý rằng, ngoài việc ảnh hưởng môi trường, làm xáo trộn anh sinh xã hội.

Nhưng với tuổi trẻ như tôi, thì vấn đề quan trọng nhất là về "an ninh quốc gia". Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc luôn luôn rình rập và thôn tính Việt Nam mọi lúc mọi nơi.

Điều đáng nói ở đây là, hiện tại và tương lai, TQ đã và đang đưa hàng vạn công nhân và quân nhân dưới cái lớp công nhân vào Tây Nguyên VN, điều này thử hỏi sau 20 năm nữa thì Tây Nguyên VN sẽ vào tay ai.

Chúng ta thử làm phép tính nhẫm (20,000 quân nhân TQ lấy một cô gái VN và sinh ra 2 con, như vậy sau 20 năm nữa thì số người Hoa gốc Việt sẽ là : 20,000 x 20,000 cô gái Việt x 2 con = 80,000,000 dân ). Như vậy, TQ khả năng làm chủ VN?

Thanh Le Tran

Được giới thiệu bởi 1 người


Rất chia sẻ sự nhiệt tình và quan tâm của bạn Thanh Le Tran nhưng phép "tính nhẫm" của bạn rất buồn cười: Con số 80 triệu của bạn có nghĩa là 20.000 công nhân TQ đó và 20.000 cô gái Việt Nam phải lấy lẫn nhau theo kiểu 1 -> 20.000. Chắc chả cô gái nào đồng ý cho chồng mình đồng thời là chồng của 19.999 cô gái khác, với đàn ông cũng vậy ^^. Nếu theo đúng chế độ 1 vợ 1 chồng thì số em bé ở F1 chỉ là 40.000 thôi. Tất nhiên là tôi chả thích thú gì cái số 40.000 này nhưng nói 80.000.000 thì chết cười :-)) (Tieu Phong).

0 comments: