Cuộc cạnh tranh bôxit Tây Nguyên giữa hai nước Trung Quốc-Mỹ: vì sao Việt Nam lại thân Mỹ như thế?

BXTN: - Hãy đọc để biết rằng người Trung Quốc biết rõ họ đã và đang làm những gì gây tổn hại cho Việt Nam: Luôn mang sang Việt Nam các công nghệ lạc hậu, đã bị thải loại tại nước họ, các hàng hóa phẩm chất thấp, các chính sách & thực hành tàn hủy môi trường,... Họ biết rằng họ sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối trên Biển Đông nếu Việt Nam chấp nhận đối thoại tay đôi. Và mặc dù không nói ra, tôi (BXTN) tin rằng họ biết nếu vào được Tây Nguyên, họ sẽ chiếm được vị trí vô cùng thuận lợi cả về an ninh quốc phòng lẫn kinh tế để củng cố thế "ngồi trên" trong mọi cuộc đối thoại tương lai với Việt Nam. Trong khi họ nhìn nhận và công khai xem xét để tiến vào Việt Nam một cách vững vàng thì nhà cầm quyền của ta chỉ rêu rao sự đoàn kết hữu nghị, cố gắng bảo vệ việc họ vào Việt Nam bằng cách lý lẽ kiểu cả vú lấp miệng em, và bỏ qua các tiếng nói của lương tri và trí tuệ dân tộc... Chúng ta đề cao cảnh giác trước Trung Quốc hơn nữa, nhìn nhận vấn đề sáng suốt hơn nữa, hành động mạnh mẽ hơn nữa để dân tộc không bị rơi xuống cái hố mà Trung Quốc đã đào sẵn cho một trong hai bên.


Cuộc cạnh tranh bôxit Tây Nguyên giữa hai nước Trung Quốc-Mỹ: vì sao Việt Nam lại thân Mỹ như thế?

Tây Nguyên miền Trung Việt Nam là một mảnh đất đẹp thần kỳ. Nói đến Tây Nguyên, người ta liền nhớ ngay đến hương vị nồng nàn của cà phê Arabica.

Sản lượng của cà phê Tây Nguyên đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brasil. Hương vị của nó khiến cho người ta cảm thấy gần gũi, thân thiết với những gì bí ẩn của Tây Nguyên. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, sự phong phú của tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên đã quyết định từ trước rằng vùng đất này sẽ là nơi cạnh tranh trong trường đua của các quốc gia kinh tế lớn.

Tây Nguyên không chỉ nổi tiếng với Cà phê. Điều khiến Tây Nguyên nổi tiếng khắp thế giới là tài nguyên bô-xit phong phú cất giữ dưới lòng đất. Việt Nam là nước đứng thứ tư trên thế giới về trữ lượng tài nguyên bô-xit, tổng trữ lượng là hơn 8 tỷ tấn, trong đó trữ lượng của bô-xit Tây Nguyên đạt trên 5.5 tỉ tấn. Có thể nói, ở Tây Nguyên, mỗi tấc đất là một tấc vàng. Chế phẩm Nhôm là một trong những loại vật liệu cơ bản được dùng rộng rãi nhất trên thế giới, sự phong phú về tài nguyên tự nhiên của Tây Nguyên đã thu hút mối quan tâm chú ý cao của toàn cầu.

Tình trạng lạc hậu của cơ sở công nghiệp Việt Nam đang đối mặt với tài nguyên khoáng sản phong phú, bất kể là từ việc khai thác đến kỹ thuật gia công sâu đều phải dựa vào quốc gia khác. Đứng trước nguồn tài nguyên bô-xit hấp dẫn người ta như vậy, giữa hai tập đoàn khai thác nhôm lớn của hai nước Mỹ và Trung Quốc - Tập đoàn công nghiệp Nhôm Alcoa của Mỹ và Công ty cổ phần đầu tư Trung Quốc, đã xảy ra một cuộc vật lộn gay gắt. Chính phủ Việt Nam sẽ giao vấn đề bô-xit Tây Nguyên cho tập đoàn quốc gia Than và Khoáng sản Việt Nam kinh doanh. Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có kế hoạch xây dựng hai doanh nghiệp khai thác và chế biến bôxit ở Tây Nguyên, trong đó một do công ty con của Xí nghiệp nhôm Trung Quốc, hạng mục kia là do Tập đoàn Alcoa của Mỹ tham dự.

Công ty con của Tập đoàn Alcoa của Mỹ đã có kế hoạch cùng với phía Việt Nam xây dựng một nhà máy liên doanh với quy mô 1,5 tỷ USD, Công ty này đã tiến hành những nghiên cứu có tính khả thi việc xây dựng một nhà máy chế tạo Alumina, và đối với việc đó, nhân dân Việt Nam dường như đã không có bất cứ tâm trạng bất mãn nào. Một hạng mục khác do công ty con của Công Ty nhôm Trung Quốc đảm nhiệm lại gặp phải những lời chỉ trích hiếm thấy từ phía những nhân sĩ bảo vệ môi trường và các đoàn thể nhân dân Việt Nam, rêu rao rằng trong hạng mục này, những tổn hại môi trường vượt quá xa những hiệu quả kinh tế.


BXTN:- Họ không nói đến một thực tế là Alcoa của Mỹ đã rút khỏi dự án để tiến hành các nghiên cứu nghiêm túc về môi trường. Và họ (có thể cố tình) không nhận ra rằng Mỹ không có mưu đồ lãnh thổ và lãnh hải với Việt Nam, rằng Mỹ có lợi nếu Việt Nam phát triển mạnh mẽ.


Một vị nguyên lão luôn luôn có cảm tình tốt đối với Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm nay 97 tuổi đã viết mấy bức thư công khai cho Chính phủ, cảnh cáo nói rằng, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam càng ngày càng lớn, cũng như có thể dẫn đến khả năng môi trường xấu đi do ngành công nghiệp khai thác mỏ vùng này gây ra.

Đối mặt với những tiếng nói bất đồng của các nhân sĩ bảo vệ môi trường và trong nội bộ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, người có hoàn cảnh giáo dục tại Trung Quốc, đã nói rằng, công nghiệp khai khoáng là một chìa khóa phát triền kinh tế Việt Nam, biểu đạt uyển chuyển sự ủng hộ đối với Công ty Nhôm Trung Quốc dính líu vào Việt Nam khai thác khoáng sản. Sau cùng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, chủ quản công nghiệp cũng cho rằng, nền công nghiệp khoáng sản bôxit có thể kích thích TW phát triển kinh tế và xã hội ở Tây Nguyên.

Ông Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, hạng mục này qua việc được Chính phủ Việt Nam nghiên cứu một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng, đối với Việt Nam phát triển một ngành công nghiệp quan trọng mà nói, là có ý nghĩa trọng đại, có tác dụng thúc đẩy rất lớn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Tây Nguyên. Ông Hoàng Trung Hải cũng đồng thời nhắc nhở chú ý việc xây dựng đồng bộ hạng mục và bảo vệ môi trường, giảm ảnh hưởng môi trường đến mức thấp nhất, để làm yên lòng những người phản đối hạng mục

Đứng trước sự thâm nhập của hai công ty lớn Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam thể hiện thái độ hoàn toàn khác nhau, khiến người ta phải suy nghĩ sâu sắc. Mặc dù Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc cho rằng, tiếng nói phản đối không phải nhằm vào Trung Quốc, mà là tiếng nói nghi ngờ chất vấn bình thường đối với những việc trọng đại của dân chúng Việt Nam, cũng là dịp để các phương tiện truyền thông nước ngoài nhân cơ hội này xào xáo làm căng thẳng quan hệ giữa các nước xung quanh như Trung Quốc và Việt Nam, nhưng lấy những trải nghiệm trong cuộc sống và công tác ở Việt Nam của người viết mà nói, rõ ràng những suy luận chủ quan cảm tính này chẳng qua chỉ là kỳ vọng tốt đẹp của Hoàn cầu thời báo mà thôi.

Trên thực tế, những tiếng nói phản đối hạng mục của Công Ty Nhôm Trung Quốc đã đại diện cho cách suy nghĩ chân thật của đại đa số người Việt, đồng thời cũng nhắc nhở Trung Quốc trong qua lại chính trị kinh tế với Việt Nam cần có sự điều chỉnh sách lược thích đáng, để xây dựng cơ sở lợi ích vững chắc của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Một bộ phận nhân sĩ Việt Nam phản đối công ty Trung Quốc tham dự hạng mục bô-xit (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam rêu rao, những hạng mục Trung Quốc tham dự đều do phía Việt Nam bỏ vốn, phía Trung Quốc chỉ cung cấp thiết bị và kỹ thuật, sau khi xây dựng xong giao cho phía Việt Nam quản lý kinh doanh), đã để lộ những mối lo tiềm ẩn trong phát triển quan hệ Trung-Việt trong tương lai. Cảm giác lo sợ của Việt Nam đối với Trung Quốc phát triển nhanh chóng, nó không những không tiêu tan, mà còn từng bước lan rộng trong dân chúng Việt Nam, đồng thời có giá trị lưu ý Trung Quốc trong khi phát triển quan hệ song phương cần phải có sự đề phòng. Nguyên nhân gì đã tạo thành sự thân Mỹ bài Trung ở Việt Nam? Căn cứ vào những trải nghiệm bản thân người viết bài này và sự trao đổi với một số nhân sĩ Việt Nam của tác giả, những nhân tố chủ yếu dưới đây đã tạo thành sự lan rộng nỗi lo sợ của Việt Nam đối với Trung Quốc.

Nhìn từ phía Việt Nam sẽ thấy, Việt Nam vẫn còn chưa ra khỏi cuộc chiến tranh xảy ra cách đây 30 năm. Nhân dân Việt Nam đối với cuộc chiến tranh 30 năm trước luôn luôn có bất đồng rất lớn với thái độ của chính giới Việt Nam hiện nay. Chính phủ Việt Nam vì muốn thúc đẩy phát triển kinh tế, hy vọng duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, đã cấm dân chúng bình luận và phát biểu những ý kiến bất đồng về cuộc chiến tranh đó.

Hành động cấm đoán ngôn luận này buộc dân chúng Việt Nam phải phát ra từ những kênh khác, và việc đầu tư của Công Ty Nhôm Trung Quốc vào Việt Nam vừa khéo làm sao, đã cung cấp một con đường để phát tiết, từ đó dẫn đến “luận điểm Trung Quốc đe dọa” của nhân dân Việt Nam.

Nhìn từ vụ tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ thấy, Việt Nam cần những người ủng hộ có sức mạnh làm hậu thuẫn. Thế là họ sử dụng thái độ khác nhau để phân biệt đối xử đối với sự đầu tư vào bô-xit Tây Nguyên của hai nước Trung – Mỹ. Một nước nhỏ như Việt Nam, để duy trì ở mức độ tối đa lợi ích nước mình, tất nhiên phải lợi dụng hợp lý cuộc cạnh tranh giữa những nước lớn, để mưu cầu lợi ích lớn nhất cho mình.

Với sức mạnh quốc gia của Việt Nam, nếu Trung Quốc kiên trì lập trường cứng rắn tại biển Đông, hầu như Việt Nam không có dư địa để mà cả; nếu Mỹ dính líu vào và ngầm ủng hộ chắc chắn là sẽ hạn chế rất lớn quyền phát ngôn và hành động thực tế của Trung Quốc tại biển Đông. Phân biệt đối xử với đầu tư của Mỹ và Trung tại Tây Nguyên chính là kết quả mà một phần nhân sĩ bài Trung của Việt Nam mong muốn.

Xem xét từ thực lực kĩ thuật sẽ thấy, độ tín nhiệm của Việt Nam đối với công ty Mỹ là cao hơn. Phàm là những người nào đã tới Việt Nam, chỉ cần đến miền Bắc, miền Trung Việt Nam, sẽ chứng kiến tận mắt những hạng mục ô nhiễm môi trường như xi măng, thép, luyện kim màu và các dự án khác, phần lớn đều do thương nhân Trung Quốc đầu tư. Nhà đầu tư Trung Quốc đều sử dụng những công nghệ kỹ thuật tương đối lạc hậu hoặc trong nước đã đào thải, một mặt để kiếm tiền ở Việt Nam, đồng thời, mặt khác lại tàn phá nghiêm trọng môi trường bản địa. Đối với việc bảo vệ môi trường và đầu tư, các nhà đầu tư ở các quốc gia khác đều làm xuất sắc hơn nhà đầu tư Trung Quốc, đây là một sự thực không cần tranh cãi.

Thế là, công nghệ và sản phẩm Trung Quốc đều gây ra ấn tượng lạc hậu và kém chất lượng với dân chúng Việt Nam. Xem xét từ góc độ những phê bình ít thấy của những nhân sĩ Việt Nam bảo vệ môi trường đối với đầu tư của Trung Quốc vào Tây nguyên, không thể trách cứ nỗi lo sợ của Việt Nam với Trung Quốc, là bởi vì những việc làm của một số xí nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đã khiến Việt Nam cảm nhận được mối lo đến từ Trung Quốc.

Thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc đối với Việt Nam đã khiến Việt Nam sợ hãi bị Trung Quốc khống chế huyết mạch kinh tế quốc gia. Từ khi Trung Quốc và Việt Nam khôi phục bình thường hóa quan hệ giao lưu kinh tế và thương mại, Trung Quốc luôn luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Do sự lạc hậu của cơ sở công nghiệp Việt Nam, Trung Quốc chỉ nhập khẩu từ Việt Nam một ít sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm phụ nông nghiệp, Việt Nam lại cần ở Trung Quốc một lượng lớn sản phảm hóa chất, cơ điện, thiết bị sản xuất và hàng điện tử, v.v… Chỉ trong năm 2008 thặng dư thương mại Việt – Trung cao tới trên 10 tỉ USD. Thặng dư thương mại to lớn như vậy, bất kể chính giới hay người dân Việt Nam đều không muốn nhìn thấy một mình Trung Quốc hùng mạnh tại Việt Nam, quá ỷ lại vào Trung Quốc. Từ tình trạng này, không có gì là khó hiểu về những lời Võ Nguyên Giáp cảnh cáo Chính phủ Việt Nam không nên quá ỷ lại vào Trung Quốc.

Thất sách của đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam đã làm mất đi sự tín nhiệm của nhân dân Việt Nam. Nếu như nói 30 năm trước cuộc chiến tranh đã làm tổn thương trái tim của người Việt Nam, thì việc Trung Quốc chuyển dời những dây chuyền sản xuất đã đào thải và kỹ thuật xấu kém vào Việt nam chẳng khác gì xát thêm muối vào vết thương của Việt Nam. Hãy nhớ rằng năm đó khi Công ty xe hơi Pháp Peugeot mang dây chuyền sản xuất đã đào thải hợp tác với nhà máy ô tô Quảng Châu, đã thất bại thảm hại tại thị trường Trung Quốc khiến đến hôm nay vẫn còn nhiều người trong nước không cho rằng xe hơi Pháp là được. Ngày nay tại Việt Nam người Trung Quốc lại phạm sai lầm như Công ty Peugeot của Pháp năm ấy.

Việt Nam dường như trở thành nơi bán đổ bán tháo những dây chuyền sản xuất xi măng bị đào thải, các thiết bị luyện kim bị đào thải, các thiết bị dệt vải bị đào thải ở trong nước v.v... Một số xí nghiệp trong nước và một số doanh nhân nhầm tưởng rằng người Việt Nam không thể dùng sản phẩm chất lượng cao được; một số lượng lớn các sản phẩm chất lượng kém được bán tại Việt Nam đang làm bại hoại danh dự của Trung Quốc, và cũng gọi tới sự căm ghét của Việt Nam.

Người Việt Nam không tin Trung Quốc, do có những cân nhắc về lợi ích của quốc gia mình, thế nhưng những sai lầm do nhà đương cục Trung Quốc khi tiến hành xuất khẩu các ngành sản xuất và đầu tư vào Việt nam dẫn tới càng đáng để suy ngẫm và thảo luận sâu sắc.

Những sai lầm Trung Quốc phạm phải khi đầu tư vào Việt Nam, nay hy vọng người Việt Nam ngay lập tức có thể thay đổi ấn tượng về một Trung Quốc kỹ thuật lạc hậu và sản phẩm kém chất lượng là không thể thực hiện được. Nếu như Trung Quốc tiếp tục xuất khẩu vào Việt Nam kỹ thuật kém và sản phẩm chất lượng kém, sẽ gặp phải sự tẩy chay của người Việt Nam, và kết cục bị loại trừ khỏi thị trường Việt Nam sẽ là lẽ đương nhiên.

Đầu tư của Trung Quốc và Mỹ vào Tây nguyên gặp phải những cảnh ngộ không giống nhau, nếu chúng ta cứ đơn giản tưởng rằng đó là do các phương tiện truyền thông nước ngoài đang dụng tâm xào xáo và xúi bẩy quan hệ giữa Trung Quốc và các nước xung quanh thì đó chỉ là cách nhìn ấu trĩ phiến diện, đồng thời cũng che giấu qua loa tắc trách những vấn đề tồn tại của mình. Đối mặt với những tiếng nói phản đối hoài nghi của Việt Nam, chúng ta phải phân tích vấn đề sâu sắc và có thái độ tự mình phản tỉnh, từ góc độ bản thân tiến hành kiểm thảo tìm ra mấu chốt của vấn đề là ở đâu. Nếu không chúng ta sẽ ngã lộn nhào xuống hố.


TN dịch. Dương Danh Dy hiệu đính

Nguồn: 中军网 www.milchina.com 日期:2009-5-6 10:14:12 来源: 编辑:中军编辑 1311582

0 comments: