Thành lập nhóm giám sát môi trường dự án bôxit Tân Rai

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=315060&ChannelID=17


TTO - Tại buổi làm việc với BQL Dự án tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng sáng 8-5, Bộ trưởng Bộ TN–MT Phạm Khôi Nguyên cho biết: ngay trong tháng 5, nhóm giám sát dự án bôxit sẽ được hình thành để trực tiếp quan trắc, theo dõi các vấn đề môi trường trong suốt quá trình triển khai dự án.

Môi trường là một vấn đề rất lớn của dự án bôxit, do đó Tân Rai phải quyết tâm làm thật tốt dù phải bỏ ra một nguồn kinh phí khá lớn.

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên khảo sát thực tế tại dự án bôxit Tân Rai

Ông Nguyễn Xuân Cường – Thứ trưởng Bộ TN-MT nhấn mạnh: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) cần rà soát lại nội dung báo cáo tác động môi trường để có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế, đồng thời, phải thống nhất phương thức và hình thức quan trắc bảo vệ môi trường.

Tại buổi làm việc, Bộ TN-MT cũng cho biết Bộ sẽ tiếp tục điều tra thăm dò, đánh giá trữ lượng bôxit trên toàn quốc và chắc chắn trữ lượng này sẽ cao hơn trữ lượng trước đây đã công bố là 6 tỷ tấn quặng nguyên khai. Riêng đối với vùng Lâm Đồng, thời gian tới sẽ tiếp tục điều tra, thăm dò đánh giá trữ lượng các vùng lân cận Tân Rai.

Đối với việc cấp giấy phép khai thác, trong tháng 6, TKV cần cung cấp đầy đủ thông tin để Bộ cấp phép khai thác trong quý 3. Sau khi cấp phép khai thác rồi thì cần xem xét lại quy hoạch về việc hoàn thổ. Trả lại đất để người dân tiếp tục canh tác là hướng chủ đạo, nhưng Bộ cho rằng cần đa dạng hóa các hình thức hoàn nguyên để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo TKV, công nghệ thải bùn đỏ trong quá trình tuyển rửa quặng được lựa chọn cho dự án bôxit tại Lâm Đồng là công nghệ thải ướt. Bùn đỏ được thải cùng với dung dịch từ quá trình lắng rửa ra các hồ thải. Nước chứa xút được đưa trở lại nhà máy alumin để sử dụng trong dây truyền công nghệ. Hiện tại, hồ chứa bùn đỏ giai đoạn 1 đã được triển khai với quy mô 109 ha và dự kiến sử dụng trong 12 năm. Sau đó hồ giai đoạn 2 với quy mô 209 ha sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian 24 năm.

LÊ DUNG

Tin, bài liên quan:

>> Tây nguyên: các dự án bôxit chuyển động
>> Khai thác bôxit, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không thể phát triển bằng mọi giá
>> Khai thác quặng bôxit ở Tây Nguyên: Nhiều nguy cơ, chưa có giải pháp
>> Tây nguyên sẽ “chết” vì... khai thác bôxit
>> Lao động phổ thông nước ngoài đổ vào Việt Nam
>> Bộ Chính trị kết luận vấn đề bôxit: Thực hiện nghiêm ngặt bảo vệ môi trường (*)
>> Vấn đề môi trường đã được quan tâm đúng mức
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Rà soát lại quy hoạch bôxit


0 comments: