Thép Vân Phong và Bauxite Tây Nguyên, Không và Có?

BXTN:- TTg Nguyễn Tấn Dũng từng nói KHÔNG với dự án thép Vân Phong bởi nhận thấy nguy cơ ô nhiễm môi trường. Quyết định ấy được nhiệt liệt ủng hộ. Nhưng nhìn lại thì dự án thép còn chưa đe dọa môi trường nghiêm trọng như dự án bô-xít Tây Nguyên! Ngoài ra bô-xít Tây Nguyên còn được đông đảo giới học giả cũng như bình dân phân tích về nguy cơ an ninh quốc gia, tổn hại kinh tế, hủy hoại nền văn hóa bản địa. Đã có hàng ngàn lượt người lên tiếng cảnh báo và đề nghị dừng dự án bô-xít Tây Nguyên. Nhưng bất chấp tất cả, Thủ tướng vẫn nói CÓ! Đọc bài này để hiểu (một phần) tại sao?



Tưởng chừng như nêu về việc Chính phủ đã từng nói không với dự án thép Vân Phong trong lúc này, và nhất là trong trang chuyên đề về Bauxite Viietnam là chuyện lạc đề, không ăn nhập với dòng sự kiện kiến nghị dừng khai thác Bô xít trong toàn thể dân chúng Việt cả trong và ngòai nước. Tuy nhiên, từ chuyện KHÔNG với dự án Vân Phong và CÓ với dự án Bauxite Tây Nguyên thử tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của chúng:

Dự án xây dựng nhà máy thép tại Vân Phong- Khánh Hòa phải dừng lại chỉ vì ô nhiễm môi trường biển và Thủ tướng Chính phủ đã nói KHÔNG. Nói KHÔNG cũng rất nhanh, rất dứt khoát. Nói không có ai can gián thì cũng không hẳn không phải (có ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề nghị không làm) nhưng gần như dư luận không nhọc lòng đến mức độ phải kiến nghị dừng với hàng ngàn chữ ký và nhiều bức thư ngỏ, nhiều nhiều bài viết phân tích mất ,được, những rủi ro, những hiểm họa khôn lường về an ninh quốc gia, những hủy họai môi trường khủng khiếp của việc khai thác bauxite. Nhiều trong các bài báo phân tích có giá trị khoa học lớn là do các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế có chuyên môn cao trong lĩnh vực chuyên ngành khai thác, các nhà văn hóa và các tướng lĩnh quân đội, những NGƯỜI được xếp hạng KHAI QUỐC CÔNG THẦN!

Vậy dự án xây dựng nhà máy thép ở cảng Vân Phong, Khánh Hòa là do ai xin phép thực hiện? Hàn quốc. Nước này tuy có bang giao với Việt Nam nhưng có lẽ không có bề dày thành tích “môi hở răng lạnh” được như Trung Quốc. Đã thế lại còn “có vấn đề”. Vì trong thời Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Nam Hàn lúc đó là chư hầu, và lính Nam Hàn có tiếng là dã man với nhân dân miền Nam Việt Nam… Bề dày thành tích đã ít mà “có vấn đề” thì chuyện bị nói KHÔNG với dự án thép Vân Phong cũng không lạ gì. Nhưng nói không vì lý do ô nhiễm môi trường là chuyện phải nói KHÔNG với bất kỳ đối tác nào, chứ chẳng phải nhà đầu tư Hàn quốc. Đó là quyết định sáng suốt của Chính phủ, của nhà nước do dân và vì dân.

Nhưng dấu hỏi lớn, là nếu đem cái “thép Vân Phong” mà đọ với “Bauxite Tây Nguyên”, chỉ nói riêng về ô nhiễm môi trường không thôi, thì cũng đã thua lắm rồi. “Bauxite Tây Nguyên” là một đại dự án, có tác động môi trường sâu rộng và lâu dài như các nhà khoa học đã phân tích tỉ mỉ, cặn kẽ, thiết nghĩ không cần nhắc lại. Chưa kể đến các vấn đề quan trọng khác, đặc biệt là vị trí chiến lược an ninh và dân sinh, văn hóa của vùng “nóc nhà Đông dương” này.

Thế mà Chính phủ lại nói CÓ với Bauxite, và có lẽ cũng CÓ rất nhanh! Vậy thì Chính phủ sẽ giải thích sao về việc CỨ và CÓ với dự án khai thác Bauxite với đối tác Trung Quốc?

Thiết nghĩ nhắc lại, “Anh bạn lớn” của chúng ta cũng đã từng “có vấn đề” với chúng ta nghìn năm lịch sử, và trong 30 năm trở lại đây cũng có ít nhất là 3 chuyện lớn: Năm 1974 chính quyền Bắc Kinh đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và đang chiếm giữ cho đến nay, đó là chứng cứ lịch sử! Tiếp đến chiến tranh Biên giới năm 1979, dạy cho Việt Nam một bài học, quân đội Trung Quốc đã xâm lược và vào sâu lãnh thổ Việt Nam hàng chục km trên tòan tuyến biên giới, và lính Tầu thì cũng ác, cũng dã man với dân việt không hề thua kém về độ ác, tàn bạo, dã man của lính Nam Triều tiên ngày trước! Và tiếp đến là năm 1988 dùng lực lượng Hải quân đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam!

Vậy thị hà cớ gì, một chuyện đại sự to tát như thế lại không được ý kiến của quốc hội, của các nhà khoa học, của các thẩm định khoa học mà lại đã được đề cập trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc đã được TBT Nông Đức Mạnh ký nhân dịp sang thăm Trung Quốc đầu tháng 12/2001 “ Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.”

Và được thúc đẩy “khẩn trương” hơn trong Tuyên bố chung vào dịp TBT Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 11/2006: “Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Ðắc Nông...”

Để rồi từ đó coi như là chuyện Bộ Chính Trị đã quyết, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt, còn các nhà chiến lược, các nhà khoa học bức xúc, còn mọi người dân thì cứ ngơ ngác

Tại sao KHÔNG tại sao CÓ???


Nguyễn An

BauxiteVN chỉnh lý

0 comments: