Biên bản hội thảo về kế hoạch bô-xít Tây Nguyên do Chính phủ tổ chức


Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2009

BIÊN BẢN

Vai trò của công nghiệp khai thác bauxite-sản xuất alumina-nhôm đối với phát triển kinh tế- xã hội Tây Nguyên và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, văn hóa của khu vực

Tiến hành vào hồi 8h 30’ ngày 09/4/2009 tại Khách sạn Melia, Hà Nội, ngày 9-4-2009

Thành phần:

1. Đại diện Lãnh đạo TW Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các

Bộ, Ngành:

- Bà Nguyễn Thị Bình – nguyên PCT nước CHXHCNVN

- Quốc hội: UBKH&C, HĐ Dân tộc

- TW Đảng: Văn Phòng, Ban tuyên giáo TW

- Đ/c Hoàng Trung Hải- Phó TTg Chính phủ.

- Bộ Công Thương: Đ/c Vũ Huy Hoàng- Bộ trưởng.

- Đại diện VP Chính phủ và các Bộ: KH&CN, TB&MT, KH&ĐT,Tài Chính, GTVT, QP,C An…

2. Liên hiệp hội Việt Nam:

- PGS,TS Hồ Uy Liêm – Q. Chủ tịch LHHVN,

3. Đại diện lãnh đạo các tỉnh: Lam Đồng, gia Lai, Đắc Nông, bình Thuận, Bình Phước, Đăk Lắk, cao Bằng , Lạng Sơn….

4. Đại diện các Bộ: KH&CN, TB&MT, KH&ĐT,Tài Chính, GTVT, QP,C An…

5. Tập đoàn Than và khoáng Sản Việt Nam:

- Ông Nguyễn Mạnh Kiển: Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc

7. Thành phần khác:

- Các Viện nghiên cứu, Các Hội KH&KT chuyên ngành có liên quan

- Các Trường ĐH: ĐHBK, ĐHQGHN, Mỏ Địa chất

- Các cơ quan Báo Đài> VNTTX, vnn.vn. L Đ, TP, Tuổi trẻ, KH& DDS, Đất Việt, Công Thương, Đầu tư….

- Đại diện một số doanh nghiệp nước ngoài: Mỹ, Trung ,Nga, Nhật

Chủ trì:

- Đ/c Hoàng Trung Hải- Phó TTg Chính phủ

- PGS,TS Hồ Uy Liêm – Q. Chủ tịch LHHVN

- Đ/c Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công Thương

Thư ký:

- ThS . Lê Công Lương – Q . CVP LHH.

- Đ./c Nguyễn Mạnh Quân – Vụ Trưởng vụ CNN, Bộ CT

Nội dung Hội thảo:

1. Đ/c Nguyễn Tiến Vịnh- CVP Bộ Công Thương Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:

2. Đ/c Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương phát biểu về lý do, mục đích hội thảo:

3. Đ./c Nguyễn Mạnh Quân giới thiệu tóm tắt nội dung, tình hình thực hiện dự án Quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng Bauxite giai đoạn 2007- 2015, có xét đến năm 2025. (Có Báo cáo kèm theo).

4. Ông Đoàn Văn Kiển: Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Báo cáo tình hình triển khai các dự án Bauxite – alumina ở Tây Nguyên (Có báo cáo kèm theo)

Ý kiến tham luận:

- Ông Nguyễn Văn Ban: VN đừng hy vọng lớn vào Bauxite. Chung ta có trữ lượng lớn dễ khai thác, nhưng có nhiều bất lợi: Mỏ nằm xa biển, không lợi cho xuất khẩu, Vùng TN lại hiếm nước, trong khi BX cần rất nhiều nước để khai thác, chế biên. Nguồn nước lấy ở đâu? . Hạ tầng cơ sở yếu, không có đường sắt nên chi phí đầu tư, vận chuyển rất lớn. thảm thực vật sẽ bị hủy diệt, nếu đền bù rất lớn và BX khai thác sẽ có hàm lượng thực vật cao. Chi phí cải tạo, hoàn thổ lớn. Việc sản xuất Alumina cần có giá thành thấp thì mới có tinh cạnh tranh. Hiện nay do kinh tế suy thoái, nhiều nhà máy alumina phải đóng cửa (trừ Úc vì giá thành rất thấp). Dự án Alumin Tân rai, Nhân Cơ của TKV, giá thành cao khó cạnh tranh, chỉ có thể hòa vốn ? liệu có nên triển khai hay o? Đó là chưa tính đến chi phí hoàn thổ môi trường, thuế tài nguyên, thuế XK đều chỉ mới tính bằng ½ ? Chi phí vận tải rất lớn. Như vậy dự án sẽ lỗ vốn ngay từ khi chưa triển khai đã thấy rõ.

Khuyến nghị: Nên dừng dự án Nhân Cơ, chuyển dự án Alumina xuống Kê Ga, thay đổi tuyến đường sắt về cảng Phú Mỹ.

- Ông Craig Walkemeyer – GĐ các dự án tại Úc và Châu Á (ALCOA): Tập đoàn Alcoa với các giải pháp và kinh nghiệm hoàn nguyên, khôi phục môi trương sinh thai trong khai thác Bauxite và Alumina: phục hồi và bảo tồn đất đai cần được chú trọng, hạn chế đến mức thấp nhất ánh hướng xấu đến môi trường. Trả lại đất đã phục hồi cho Chính phủ hoặc cộng đồng địa phương. Cần ngăn chăn dòng nước đưa vào các hồ lắng không để chảy tràn lan ảnh hưởng đến cộng đồng. Phục hồi phải làm ngay sau khai thác,theo quy trình 6 bước: san lấp, hoàn trả mặt bằng, trả lại đất mặt, đào xới đồng mức sâu, trồng cây, bón phân bằng máy bay, giám sát quá trình phục hồi (Quy trình ở Úc)

Xử lý bãi thải Bauxite.

- Ông Triệu Kiến Quốc - Tập đoàn Chalco - Trung Quốc: Báo cáo Giải pháp và kinh nghiệm quản lý bền vững bùn đỏ trong sản xuất Alumina của Trung Quốc: xây dựng các đập chứa bùn đỏ; cho bùn vào hồ lắng sau đó trồng cây xanh. Tận dụng bùn đỏ sản xuất xi măng silicat, sản phẩm cách nhiệt, gốm, vật liệu xây dựng. Sử dụng bùn đỏ để lấp biển, tạo đất.

- Ông Bùi Cách Tuyến- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT: Trình bày Các Giải pháp, tiêu chuẩn BVMT của các dự án Bauxite – Alumina (Có Báo cáo kèm theo)

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải – Chủ trì thảo luận.

1. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đọc Điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi hội thảo: không nên khai thác, đề nghị các nhà Khoa học đóng góp ý kiến cho vấn đề này.

2. Ông Nguyễn Ngọc Chất:

- Về vấn đề kinh tế: khuyến nghị nhà đầu tư TKV tính toán lại cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay: nhu cầu nhôm giảm mạnh, sản xuất lỗ… Trong quy hoạch đầu tư xây dựng đường sắt do điều kiện địa hình phức tạp nên tính toán lại hiệu quả đầu tư

- Về vấn đề môi trường: Bùn đỏ thẩm thấu làm ô nhiễm môi trường nặng. Nguồn nước vô cùng khó khăn: việc sử dung nước mặt đã tính toán dùng cho dân sinh không còn dôi dư để dùng; việc sử dụng kinh phí để sử dụng xử lý bùn đỏ (3-4 % là không đủ) quá thấp không đủ để xử lý, sẽ rất nguy hiểm.

- Về vấn đề xã hội: Tổng diện tích 3570ha dự án triển khai là rất lớn (thực tế còn lớn hơn) sẽ ảnh hướng to lớn đến đời sống người dân. Đề nghị xem lại nhất là vấn đề đời sống của người dân tái định cư. Cần tính kỹ.

* Kiến nghị:

- Chỉ nên lấy Tân Rai để làm dự án điểm nếu không thể dừng dự án này.

- Tập trung xây dựng dự án, đặc biệt vấn đề ĐTM cần được tiến hành song hành.

- Nếu khi dự án đưa tiến hành cần phải thực hiện 1-5 tiêu chí

3. Ông Nguyễn Trung- nguyên Cố vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt:

- Đề nghị Phó Thủ tướng cho tập hợp tất cả ý kiến để tham khảo trước khi quyết định thực hiện dự án.

- Các Báo cáo đã trình bày có nhiều ý kiến cần xem lại vì chưa thỏa đáng: (Khai thác Bauxite là động lực phát triển.. là chưa ổn, TKV báo cáo cũng không ổn nếu so sánh hiệu quả kinh tế như GS Ban trình bày…), Tiền và công nghệ nào để xử lý bùn đỏ khi ở độ cao lớn và gần dân cư như ở TN. Việc xử lý môi trường như Alcoa cũng không ổn vì Úc khác Việt Nam

- Về vĩ mô: nếu khai thác như TKV đang làm là sai lầm, tốn kém, biến VN thành bãi thải. Với tư cách công dân đề nghị nên tính đến hậu họa chung ta để lại cho tương lai nếu khai thác Bauxte, nên tính đến vấn đề an ninh, vấn đề tụt hậu của đất nước.

4.Nhà văn Nguyên Ngọc:

- Nói khai thác Bauxite như Bộ Công Thương trình bày mà hạn chế xuất khẩu thô là không ổn? Tại sao một sự án lớn như thế này mà không xin ý kiến QH?

- Tình hình ở Tây nguyên hiện nay là phức tạp, Văn hóa ở Tây Nguyên là ở cơ cấu xã hội độc đáo, là rừng, là nước… Chúng ta trong quá trình phát triển đã gây ra nhiều tổn hại. Nếu khai thác bauxite sẽ gây ra những vấn đề về môi trường, về văn hóa Tây nguyên

5. Nhà sử học Dương Trung Quốc:

- Vì sao hội thảo bây giờ mới diễn ra? Tại sao vấn đề quan trọng này không đưa ra QH để tạo sự đồng thuận để chia sẻ trách nhiệm? Khi xây dựng dự án này Chính phủ có quan tân đến lịch sử TN không? nếu bỏ qua chúng ta sẽ lãnh đủ.

- Qua trải nghiệm thực tế, chúng tôi không tin các báo cáo của các đại biểu nước ngoài vì VN không có đủ năng lực quản lý giám sát.

- Trong suy nghĩ của Chính phủ có quan tâm đến việc dành tài nguyên cho con cháu hay ko? đừng nhìn cái trước mắt theo dạng mì ăn liền. Nếu chưa đủ lực nên dừng lại.

6. TS Nguyễn Anh:

- Nhu cầu nhôm trên thế giới đang ngày càng tăng (??? - BXTN), vấn đề là khai thác thế nào cho hiệu quả.

- Hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu vì như vậy thì mới có điều kiện giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, xã hội vì vậy cần tính toán kỹ về thời gian và đặc thù kinh tế kinh tế. Nên vừa làm vừa rút kinh nghiệm => BXTN:- Đưa người Trung Quốc vào yếu huyệt Tây Nguyên để đào xới không phải trò chơi để các vị vừa làm vừa rút kinh nghiệm!!!

- Vấn đề môi trường, chất lượng cuộc sống cần được đặt lên hàng đầu. TN đang còn nghèo. Cần giải quyết đồng hành vấn đề môi trường và khai thác bauxite để góp phần phát triển TN

- Cần nhận diện đúng vấn đề dựa trên thực tế để quyết định

7. PGS. TS Lê Văn Cương:

- Đây là một hội thảo thể hiện sự nghiêm túc của chính phủ.

- Xin tham luận về vấn đề an ninh kinh tế: Đại hội X nêu rõ: Bất cứ dự án nào cũng phải căn cứ vào hiệu quả, hạn chế xuất khẩu chưa qua chế biến.; vấn đề án ninh kinh tế do thiếu hiểu biết, tính toán kém gây mất an ninh kinh tế. Chủ trương của Đảng là phát triển bền vững nhưng dự án này không có tính bền vững, tính toán thiếu chính xác: Kinh phí hoàn thổ, thuế, giải quyết môi trường. Thảm họa môi trường sinh thái ta có thể hình dung nhưng chưa lường hết, chưa tính đủ. Dự án lỗ sẽ xqm phạm an ninh quốc gia ( thông qua việc mất nan ninh kinh tế): Mía đường, xi măng lò đứng, luyện đồng…. là những bài học đau xót

- Vùng này đã có 2 cuộc bạo loạn chính trị 2001 và 2004. Cần thận trọng

- Đây là địa bàn chiến lược ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc giam cần xem xét kỹ lưỡng

- Đề xuất: Chỉ làm ở Tân Rai các dự án khác dừng lại, tránh làm ào ạt, làm lớn.

8. Ông Nguyễn Phúc Khánh - Hội KH Mỏ VN:

- Phải xác định khai thác bauxit là sử dụng đất tạm thời.

- Việc xử lý bùn đỏ ở Hy Lạp bơm bùn thải ra biển cách 2800, đã làm chết môi trường biển vùng đó… Phải xử lý bắng cách thải vào vùng mới khai thác (khai trường) mang lại hiệu quả và giảm thiểu tác động môi trường

- Vùng trông cây cà phê, chè có giá trị kinh tế thì nên sử dụng phương pháp bứng cây, chuyển cây hiệu quả nhanh hơn

9. Ông Chánh:

- Dự án Tân Rai: Khi lập chi phí là 109USD (2001), nếu bán được 210USD thì có hiệu quả. Hiện nay TKV chưa có thiết kế kỹ thuật, đầu vào chưa chuẩn, tính toán không chuẩn. Khi bỏ thầu thấp, khi ký kết giá tăng nên giá thành đội lên, cần điều chỉnh, tính toán lại.

- Chi phí vận hành, nhân công của ta rẻ nên dự án vẫn có tính cạnh tranh ===> BXTN:- Nhưng công nhân Tàu vào làm, và được trả lương cao hơn công nhân ta!!!

Phát biểu của YNôngKBeo – Chủ tịch HĐND tỉnh ĐăkNông: Tác động của dự án khai thác baxite và sản xuất Alumine đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông ( Có báo cáo kèm theo)

Phát biểu của ông Hoàng Sỹ Sơn- TVTU, PCT TT UBND tỉnh Lâm Đồng: Tác động của dự án khai thác baxite và sản xuất Alumine đối với sự phát triển kinh tế - xã hộitỉnh Lâm Đồng: ( Có báo cáo kèm theo)

10. PGS TS Nguyễn Đình Hòe – Hội BVTNMT VN: (có báo cáo kèm theo)

11. PGS, TS Lê Ngọc Thắng – TTK Hội Dân tộc học: (Có báo cáo kèm theo)

12. Gs Hiển:

- Cần có tư duy để phát triển: Khai thác Bauxit là cú đấm phát triển kinh tế? Liệu có phải vậy không? tại sao phải liên doanh với nước ngoài ở nhiều dự án? Chúng ta tích lũy kinh nghiệm và tiến tới độc lập làm, thậm chí độc lập làm mà không cần liên kết

- Vấn đề môi trường: cần đánh giá môi trường chiến lược, biến đổi khí hậu. liệu có xảy ra thảm họa môi trường? vấn đề là cần có cái tâm.

- Đã đến lúc phải dừng lại suy nghĩ: Tăng trưởng kinh tế trước, môi trương sau.

Kết luận: Chính phủ phải tư duy lại vấn đề này

13. TS Phạm Đăng Định:

- Công nghệ của TKV tiếp nhận có phải CN nguồn hay ko? có phải công nghệ tiên tiến không?

Trả lời chất vấn:

Ông Nguyễn Mạnh Quân – Vụ trưởng Vụ CNN nặng: - Tại sao không phải trình QH? Vì dự án bauxite chưa đến mức phải trình QH (Theo NQ 66 – NQ/QH) ===> BXTN: Sai rõ ràng, NQ 66 có mục "địa điểm quan trọng về an ninh quốc phòng", và Tây Nguyên đích xác là một địa điểm như vậy.

- Cơ sở để XD dự án không phải là NQ của Đảng (chỉ là tham khảo) ===> BXTN:- Thế nó là cái gì nữa?

- Dự án sẽ tăng thu ngân sách cho các tỉnh… Động lực phát triển cho Tây Nguyên

- Quy hoạch vội vã, tham vọng: chúng ta đã quá chậm, đã tổ chức nhiều cuộc họp… Tham vọng, nhưng có cơ sở.

- Quy trình lộn ngược: Chưa được phê duyệt đã triển khai

- Vấn đề môi trường có quản lý giám sát được hay không/ trách nhiệm này là do Bộ TN&MT và các địa phương

- Nhất trí với vấn đề rà soát cập nhật lại, điều chỉnh quy hoạch

Ông Đoàn Văn Kiển - Chủ tịch HĐQT TKV:

- 2 dự án này 100% là vốn của TKV, các nhà ĐT nước ngoài chỉ cung cấp công nghệ.

- Về hiệu quả kinh tế như ý kiến của TS Ban va TS San: TKV tính toán dựa trên những dự báo để tính toán và dự án sẽ có hiệu quả

- Dựa vào các điều kiện cụ thể của nước ta với các nước để tính toán. Giá thành của họ cao hơn của ta

- Dự án sẽ có những năm bị lỗ nhưng tính tổng cả quá trình là có hiệu quả.

- Tại sao không làm mà liên doanh?

- Công nghệ TQ hay CN nước khác? Các chỉ tiêu nhà thầu cam kết phù hợp với chỉ tiêu mời thầu

- Vấn đề điện: do nhà máy nhiệt điện cung cấp của nhà máy

- Nguồn nước: tự xây dựng đập và đã thỏa thuận với địa phương

- Vấn đề hoàn thổ: sẽ hợp tác với các nhà khoa học để hoàn thổ nhưng không thể tuyệt đối được

- Vấn đề đất đai: Thuê đất tạm thời củ dân và trả lại cho họ sau hoàn thổ

- Vấn đề bù đỏ: sử dụng công nghệ thải ướt

- Vấn đề trồng cà phêm cao su: Đất khai thác là đất không có hiệu quả cao khi trồng cây.

- Về vấn đề xã hội: sẽ giúp người nghèo giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển hài hòa với địa phương và cộng đồng.

- Vấn đề an ninh quốc phòng: Tổng Công ty sẽ góp phần đảm bảo ANQP ===> BXTN:- Tổng Công ty Than & Khoán sản Việt Nam góp phần đảm bảo An ninh Quốc phòng????


KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI:

- Đây là một hội thảo có nhiều ý kiến tâm huyết, đề nghị các bộ ngành, các doanh nghiệp đặc biệt la TKV cần lưu tâm

- Chúng ta dựa trên những dự báo nhưng gần đây nhiều dự báo không chuẩn xác không chỉ đối với VN mà cả quốc tế

- Về Chủ trương: việc khai thác là đúng chủ trương. Chúng ta có trữ lượng lớn về bauxite nhưng chúng ta không thể khai thác, phát triển bằng mọi giá. Dự án xây dựng là tốt, cam kết tốt nhưng khi thực hiện không như vậy. Sự lo lắng của các nhà KH, các đại biểu là có cơ sở. Chúng ta không thể khai thác mà làm cho dân đói nghèo

- Cần có sự điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình chung

- Về dự án Tân Rai đã nghiên cứu từ những năm 90, không phải là tư duy theo nhiệm kỳ ==> BXTN:- Vậy thì tại sao không ai được biết?

- Quy hoạch, đánh giá ĐTM cần phải được tiến hành, nhất là dự án Nhân Cơ.

- Cơ sở hạ tầng yếu: Phải phát triển đường sắt trên cơ sở tính toán cụ thể.

- Hai dự án này có tính chất thí điểm.

- Về quy hoạch, tính toán hiệu quả cần đánh giá lại, tính toán lại cho phù hợp với tình hình chung nhất là tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

- Về Đ TM chiến lược chung ta chỉ mới đạt được 20% vì chúng ta không đủ nguồn lực nhất là nhân lực các cơ quan tư vấn.

- Cần phải có sự đánh giá lại các quy hoạch. Có quy hoạch nhưng quy hoạch có đảm bảo chất lượng không?

- Về vấn đề chiếm đất, rừng: không phải là nhiều nhưng vấn đề tác động MT đối với Dtích còn lại. Vấn đề là tác động vào đất NN, đất sinh hoạt như thế nào. Đây là vấn đề khó cần tính toán kỹ, có giám sát lên một kế hoạch cụ thể. Chủ đầu tư phải có kế hoạch lấy đất, kế hoạch hoàn thổ để các cấp các ngành giám sát.

- Vấn đề xử lý nước thải, xử lý môi trường cần thực hiện, giám sát nghiêm túc

- Vấn đề công nghệ: cần làm chủ CN nhập để sáng tạo CN riêng mình

- Cần giám sát chặt chẽ vấn đề công nghệ và thi công

- Theo dõi sát sao thị trường để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch

- Về cơ sở hạ tầng: chưa dễ triển khai dự án đường sắt vì cần cân đối chung toàn quốc. Còn riêng hai dự án cần tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học để cho hợp lý

- Vấn đề cung cấp nước: cần xem xét trong quy hoạch tổng thể toàn vùng Nam bộ có sự tham gia của các Bộ ngành liên quan

- Vấn đề điện: vì không lợi thế để sản xuất nhôm nên chung ta dừng lại ở Alumina. Cần tính toán đến khả năng phát triển nhôm

- Về nguồn nhân lực của dự án: hướng đi của TKV là đúng, cần chú trọng ngay từ bây giờ

- Hiệu quả kinh tế: theo tính toán của TKV là trên 10%, nhưng theo sự biến động như hiện nay của thế giới nên Bộ Công thương và TKV cần tính toán lại, nếu không lãi, không làm.

- Về vấn đề văn hóa, bản sắc: những giải pháp đưa ra chưa an tâm. Cần có sự quan tâm đến văn hóa, an ninh. Cần có sự giám sát chặt chẽ các hợp phần của dự án nhất là vấn đề di dân, tái định cư…

- Vấn đề môi trường: cần phải chú trọng đặc biệt. Có Cn xử lý nhưng vấn đề có làm không? Có đầu tư kinh phí đầy đủ không, có giám sát được không?

- Chính phủ tiếp thu nghiêm túc các ý kiến và giao cho các bộ, ngành thực hiện một số việc:

+ Bộ Công Thương xem xét lại vấn đè quy hoạch; phối hợp giám sát chặt chẽ; xem xét lại các giải pháp, thẩm định lại việc xử lý bùn đỏ; phối hợp với các ngành tính toán lại hiệu quả kinh tế

+ Bộ tài nguyên &MT thăm dò tính toán lại trữ lượng; thẩm định kế hoạch, xem lại vấn đề thu hồi đất, vấn đề hoàn thổ; vấn đề nước cho cả vùng, cả nước; phối hợp với các địa phương giám sát về MT

+ Bộ KH&CN: cần phối hợp thẩm định, giám sát công nghệ

+ Bộ NN&PTNT; giám sát vấn đề đất nông nghiệp, hoàn trả đất…

+ Các tỉnh có mỏ: cần tuyên truyền, phối hợp tổ chức thực hiện, đặc biệt công tác tái định cư, đền bù giải phóng mặt bằng

+ Đối với TKV: Đối với dự án Nhân Cơ phái có Đ TM mới được khởi công; phải đảm bảo tốt vấn đề MT, vấn đề hoàn thổ; phải tính toán lại hiệu quả kinh tê, huy động vốn… lập thiết kế kỹ thuật xử lý bùn đỏ để Bộ CT thẩm định mới được thực hiện…

Đ/c Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương Tổng kết hội thảo:

- Các Bộ, ngành đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc kết luận của đ/c Phó Thủ tướng CP

- Cảm ơn quý vị đại biểu

Hội thảo kết thức hồi 18h15 cùng ngày

Nguồn: http://www.viet-studies.info/kinhte/BienBan_HoiThao_Boxit.pdf

0 comments: