Thứ trưởng Bộ Công Thương: "Tìm cách khai thác hết tiềm năng sẵn có của Tây Nguyên"

Nguồn: http://www.bauxitevietnam.info/tintuc/090429_vnntimcachkhaithac.htm

Nguồn gốc (đã bị xóa): http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/844865/


29/04/2009

Trả lời phỏng vấn báo chí để để làm rõ hơn những vấn đề xã hội quan tâm xung quanh việc khai thác, phát triển tiềm năng khoáng sản bô-xít ở Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang nói: Nhiệm vụ đặt ra là tìm cách khai thác hết các tiềm năng sẵn có của Tây Nguyên để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cho toàn vùng, nâng cao đời sống nhân dân.

TIN LIÊN QUAN

Trên công trường bô-xít Tân Rai. Ảnh: SGTT

Về sự cần thiết của việc khai thác bô-xít tại Tây Nguyên, Thứ trưởng Lê Dương Quang nói: Sau 20 năm đổi mới, Tây Nguyên đã có bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu so sánh với các vùng khác trong cả nước, nói chung Tây Nguyên vẫn còn chậm phát triển. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là tìm cách khai thác hết các tiềm năng sẵn có của Tây Nguyên để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cho toàn vùng, nâng cao đời sống của nhân dân và rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng khác.

Tây Nguyên chỉ có tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế ở một số lĩnh vực nhất định: thủy điện, chế biến nông lâm sản, khoáng sản - chủ yếu là bô-xít. Theo một số điều tra, đánh giá, vùng đất Tây Nguyên có trữ lượng bô-xít khoảng 5,4 tỷ tấn.

Tiêu Phong - Sai, Tây Nguyên còn có tiềm năng lớn về du lịch, nhất là du lịch văn hóa. Và không nhất thiết phải có nhiều tiềm năng mới phát triển được, miễn là chọn đúng và làm đến nơi đến chốn.


Công tác chuẩn bị cho việc khai thác tiềm năng này đã được chuẩn bị từ cách đây hàng chục năm, trong khi ngành công nghiệp bô-xít của thế giới có tuổi đời trên 100 năm.

Tiêu Phong - Vậy tại sao bây giờ dân mới biết? "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" giờ chỉ thu lại còn có "dân làm" thôi sao?


Không có lý gì, chúng ta sở hữu một nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn vào hàng thứ 3 thế giới mà lại không khai thác, đưa tiềm năng đó thành hiện thực, để phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên, giúp đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thoát nghèo và tiến ngang cùng các vùng khác trong cả nước.

Tiêu Phong - Lý đây: Một, không phải cứ khai thác tài nguyên mới phát triển được - nhìn Singapore, Nhật, Đài Loan,... đó. Hai, không khai thác bây giờ không có nghĩa là không bao giờ khai thác. Ba, tránh xa bọn Tàu ra, hãy đọc bài viết của các tưỡng lĩnh Quân đội.

Trách nhiệm của Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành liên quan và Tây Nguyên là phải chung sức, hiệp lòng thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, sớm khai thác tiềm năng bô-xít Tây Nguyên để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Trả lời câu hỏi tại sao lại chọn thời điểm gần đây để bắt đầu tiến hành khai thác tiềm năng bô-xít của Tây Nguyên, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết thời điểm chuẩn bị khai thác bắt đầu vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước nhưng khi đó, chúng ta chưa giải quyết được một số vấn đề bất cập liên quan đến phương án đầu tư. Giá cả, nhu cầu alumin, nhôm của thế giới còn chưa đặt ra yêu cầu đòi hỏi nguồn cung gay gắt như thời gian qua. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng như điện, đường của Tây Nguyên chưa phát triển, còn rất khó khăn.

Thứ trưởng khẳng định, thời điểm này đã hội tụ tương đối đầy đủ các điều kiện thuận lợi để khai thác bô-xít. Hệ thống đường sá, giao thông đến vùng Tây Nguyên tương đối tốt. Hệ thống điện cũng đã phát triển mạnh. Bên cạnh đó, chúng ta đang triển khai hàng loạt dự án điện cho Tây Nguyên.

Tiêu Phong - Lại thêm một ông lãnh đạo nói láo trắng trợn: Bao lâu nay Vn luôn ở tình trạng thiếu điện, giá điện liên tục tăng, dân liên tục kêu than, tập đoàn điện lực bỏ dự án sản xuất điện vì kêu thiếu vốn, điện sinh hoạt và sản xuất liên tục bị cắt. Điều kiện hội tụ là như thế hả ông Thứ trưởng?

Đáng chú ý, giá cả, nhu cầu alumin, nhôm của thế giới tăng cao trong những năm vừa qua. Mặc dù, do suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, giá cả khoáng sản, kim loại giảm xuống nhưng về cơ bản, nhu cầu kim loại như nhôm của thế giới vẫn tăng nên thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi.

Tiêu Phong - Ông dựa vào đâu để nói câu "về cơ bản"? Có cái giá xăng nằm hoàn tòn trong tay các ông mà các ông dự đoán chính xác không quá 1 tuần. Vậy mà ông đòi dự đoán nhu cầu bô-xít thế giới trong 15-20 năm! Về thị trường thì ta sẽ bị bó lại ở Tàu, và chúng nó ép giá thế nào cũng phải chiu, hoặc chúng nó "ách" lại, không mua nữa là ta chết ngắc!


Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị cho việc khai thác bô-xít của Tây Nguyên được chuẩn bị khá kỹ càng. Các dự án khai thác, sản xuất alumin đã được nghiên cứu từ rất lâu, trong giai đoạn hợp tác với các nước khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế trong các nước XHCN trước đây). Chủ trương phát triển ngành công nghiệp này đã được nêu trong văn kiện của 2 Đại hội Đảng IX và X. Bộ Chính trị cũng đã xem xét và có rất nhiều chỉ đạo về vấn đề này, giao cho Chính phủ lập quy hoạch.

Dự án Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô-xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025 được xây dựng từ những năm 2005. Trong quá trình xây dựng có nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước v.v... Dự án Chính phủ xem xét, nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.

Tiêu Phong - Bó tay, các nhà khoa học trong và ngoài nước nào vậy, sao không công khai cho dân biết để mở mắt ra? Các ý kiến được lấy rộng rãi ở đâu mà mãi gần đây, dân mới ngã ngửa ra vì bất ngờ, vội vàng lên tiếng phản đối? Chỉ nói lấy được thì ông đúng là một điển hình.


(Cổng TTĐT Chính phủ)


0 comments: