Sẽ báo cáo Hội nghị Trung ương và Quốc hội về bô-xít

Link gốc: http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/845025/

- 5 ngày sau khi Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang ký Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị liên quan đến Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm qua (29/4) giao các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kết luận này.

>> Đại dự án bô-xít Tây Nguyên và ý kiến nhiều chiều

Bộ Công Thương có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo về tình hình thực hiện các dự án khai thác và chế biến bô-xít với Hội nghị Trung ương tới, Bộ Kế hoạch - Đầu tư sẽ bổ sung vào Báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới về việc thực hiện dự án khai thác bô-xít, sản xuất alumin.

Đánh giá lại hiệu quả dự án Nhân Cơ

Ảnh: VNN
Thủ tướng giao Bộ Công Thương rà soát lại quy hoạch bô-xít trên cơ sở cập nhật tình hình và dự báo mới nhất về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025, lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, trình duyệt theo quy định.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, tính toán, đánh giá lại hiệu quả dự án alumin Nhân Cơ (Đắk Nông), báo cáo Thủ tướng.

Bộ này cũng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến bô-xít.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên - Môi trường tiếp tục chỉ đạo công tác điều tra cơ bản, thăm dò, xác định trữ lượng tài nguyên bô-xít của cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng, đồng thời đề xuất việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các dự án.

Lao động tại chỗ là chính

Thủ tướng cũng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ( TKV) thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng thi công các công trình về xử lý môi trường, lưu ý TKV xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch khai thác mỏ, hoàn thổ, khôi phục môi trường theo trình tự cuốn chiếu, bảo đảm tác động tối thiểu đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương, trình Bộ Tài nguyên - Môi trường thẩm định trước khi triển khai thực hiện.

Trước mắt, TKV triển khai các dự án Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tài chính. Riêng dự án Nhân Cơ chỉ triển khai sau khi đánh giá hiệu quả kinh tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.

TKV cũng có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân cho dự án trên cơ sở lực lượng lao động tại chỗ là chính, chủ động hướng dẫn nhà thầu nước ngoài thực hiện đúng các quy định hiện hành về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Bộ Công an phối hợp với các địa phương kiểm tra, giám sát chủ đầu tư (TKV) thực hiện đúng quy định về lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương có hoạt động khoáng sản bô-xít phối hợp với các bộ, chủ đầu tư thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, bảo đảm đời sống của nhân dân tại nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ; đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển phong tục, tập quán và giữ gìn bản sắc của đồng bào dân tộc trong quá trình bố trí tái định cư.

Ngoài các bộ liên quan và TKV, văn bản này được gửi tới UBND các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Bình Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn.

  • V.Anh
-->đọc tiếp...

THƯ NGỎ GỬI CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

BXTN:- Thư ngỏ của một nhóm nhà khoa học, trí thức Việt Nam đại diện bởi GS. Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn và GS. TS. Nguyễn Thế Hùng đề nghị Quốc hội xem xét kỹ chủ trương khai thác bô-xít Tây Nguyên.


Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 2009

Thưa các đại biểu Quốc hội khóa 12,

Hơn một ngàn cử tri và không phải cử tri (sinh sống ở nước ngoài) đã ký tên vào bản Kiến nghị gửi các cơ quan Nhà nước về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, một lần nữa viết thư ngỏ này chân thành gửi gắm lòng tin vào những nhà lập pháp đương thời, coi như một kiến nghị bổ sung, mong quý vị xem xét.

Thưa quý vị,

Gần đây, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra bản Kết luận về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Đó không là một bản Chỉ thị, mà là một bản Kết luận, điều đó thể hiện một thái độ cầu thị, tôn trọng dư luận, một hành động giao tiếp với công luận. Tất cả những ai có thiện chí đều nhận ra điều đó.

Tuy nhiên, cũng trên tinh thần dân chủ và cởi mở, trên tinh thần xây dựng một Nhà nước pháp quyền hiện đại, chắc chắn là Bộ Chính trị cũng muốn rằng những kết luận của mình sẽ được thể chế hóa thành luật để có đầy đủ giá trị pháp lý và sức mạnh thực thi.

Vì thế, vai trò của quý vị đại biểu Quốc Hội lúc này, nhất là trong kỳ họp tháng 5-2009 sắp tới, thật vô cùng quan trọng.

Mọi người đều biết, từ những năm tám mươi thế kỉ trước, khối COMECON tuy rất cần nhôm, song đã quyết định không khai thác bauxite trên lãnh thổ Việt Nam. Lý do của việc này đã được nói rõ trong hai lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà chắc chắn mỗi đại biểu Quốc Hội đều biết.

Ngày nay, các chuyên gia, các nhà khoa học của ta lại một lần nữa kết luận dứt khoát rằng khai thác chế biến bô xít ở Tây Nguyên là chuốc lấy vô vàn rủi ro về môi sinh và văn hóa để làm một việc không có lãi về kinh tế và tự buộc mình lệ thuộc nguy khốn vào một nước ngoài khách hàng duy nhất của sản phẩm nhôm đó. Điều này, chắc chắn mỗi đại biểu Quốc Hội đều biết.

Một em học sinh Trung học của Việt Nam cũng được dạy trong sách giáo khoa rằng Tây Nguyên là "nóc nhà của Đông Dương". Thế nhưng, cùng với dự án khai thác bauxite ở vùng này là nguy cơ có mặt của những binh đoàn "người lao động" nước ngoài tới "làm việc", trong đó nhiều người đã tới bằng visa du lịch. Sự kiện kèm theo số liệu đó đã được phóng viên báo “Nhân dân” đưa ra, chắc chắn mỗi đại biểu Quốc Hội đều đã biết cả.

Thưa quý vị đại biểu,

Thư ngỏ này được công bố trên mạng vào đúng ngày 30 tháng Tư, ngày tổng kết những mừng vui và nghẹn ngào của dân tộc Việt Nam, đó là điều rất có ý nghĩa. Nó nhắc nhở quý vị là những nhà lập pháp rằng một việc làm dù nhỏ nhặt, một lần giơ tay biểu quyết dù vẫn ngập ngừng của quý vị, đều là một viên đá lót đường để dân tộc ta, Tổ quốc ta chắc chắn có cơ may ngẩng mặt nhìn ra năm châu thế giới. Điều trái ngược lại sẽ là cái chết được báo trước, không thể là gì khác!

Chúng tôi tha thiết kêu gọi quý vị hãy xem xét kỹ lưỡng toàn bộ chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên và pháp chế hóa vấn đề này.

Chúng tôi xin gửi tới quý đại biểu Quốc hội lời chào trân trng và tin tưởng.

Thay mặt các chữ ký Kiến nghị Bauxite Tây Nguyên (*)

Gs. Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn, Gs. Ts. Nguyễn Thế Hùng

(*) Vì một lý do riêng tư, Ông Nguyễn Hồng Quân, người có tên trong danh sách Kiến nghị ngày 12-4-2009 đề nghị rút tên khỏi Thư ngỏ ngày 30-4-2009

-->đọc tiếp...

Tây Nguyên và Bô-xít

Nguồn: http://vanconghung.vnweblogs.com/post/1026/152022


Bài này tôi viết theo đặt hàng của nhà thơ Nguyễn Trác, TBT Tạp chí Nhà Văn cho mục "Tiếng nói nhà văn" mà chả hiểu ông ấy có dám in không. Chả đâu như... nước ta. Cấm và không cấm cứ loạn lên. Hồi vụ Tây Nguyên, cấm báo chí đưa tin, sau đấy một thời gian lại yêu cầu ào ạt đưa. Vụ Hoàng Sa Trường Sa cũng vậy. Nhiều người đã bị rầy rà vì bày tỏ lòng yêu hai hòn đảo thân yêu của Tổ Quốc này. Bây giờ thì ngày nào cũng có HS TR trên báo, đến nỗi thấy phát thương cho ông tân chủ tịch HS không đất không dân ngày nào cũng phải trả lời phỏng vấn và tuyên bố sẽ bảo vệ HS đến cùng. Và Bô Xít. Tôi có bài "Bô xít, rừng và Tây Nguyên" in báo Văn Nghệ già tết dương lịch, sau đó vannghequandoi online đưa lên, được ba ngày phải bóc xuống vì hồi ấy có lệnh không được nhắc đến Bô xít, giống như một từ húy kỵ. Bi giờ thì các báo lại cũng tràn ngập Bô xít...

---------------------------

TÂY NGUYÊN VÀ BÔ XÍT

Tôi vừa lang thang đi mấy huyện ở Tây Nguyên. Đi mới biết hình như nơi nào ở Tây Nguyên cũng có... bô xít. Làng mạc, rừng núi, sông suối, rừng vườn... đang trù phú xum xuê thế, đang hồn nhiên tươi trẻ thế, đang xanh tươi mướt mát thế, bỗng một hôm phát hiện rằng có bô xít ở dưới, thế là...

Bây giờ đi xuống các địa phương phía nam Tây Nguyên thi thoảng ta gặp người... nước ngoài. Nhưng đây không phải nước ngoài du lịch, cũng không phải Tây ba lô, mà trông họ... nhếch nhác lắm. Thì ra đấy là... công nhân bô xít... nhập ngoại. Cái chuyện bô xít này chưa biết ngã ngũ như thế nào nhưng thấy lòng dân có vẻ bất an lắm. Mấy năm phát triển, rừng ào ào trụi, giờ lại thêm bô xít. Cái nhỡn tiền là môi trường - không chỉ là môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái thông thường, mà nó là cả môi trường văn hóa, bị xâm hại, không chỉ bị xâm hại, có nhà văn hóa còn bảo, nó sẽ bị phá hủy. UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chứ có phải chỉ riêng cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đâu. Có mấy nhà văn cũng đã có thư ngỏ gửi các cơ quan có trách nhiệm bày tỏ quan ngại về vấn đề này rồi...


Nghe nói dưới chân tôi đây cũng Bô Xít

Lại nhớ mới đây có một cái hội thảo khá lớn ở Đăk Nông rồi sau đó là ở Hà Nội về Bô xit. Chính quyền tỉnh và tập đoàn than khoáng sản Việt Nam thì muốn khai thác bô xit ở đây, nghe nói là vô cùng nhiều, nhiều như... đất, cứ bóc vỏ đất ra là thấy. Các nhà văn hóa, khoa học, có cả đại tướng Võ Nguyên Giáp và mấy vị tướng nữa, thì chỉ ra rằng, Bô xit có thật đấy, nhưng chả bõ bèn gì, bởi vì quặng Bô xit rất rẻ, có bóc hết đất Tây Nguyên cho nó trọc lếu trọc láo cả lên thì cũng chả đáng là bao nếu quy ra đô la. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thì kết luận: Không khai thác bô xít bằng mọi giá. Theo tính toán thì bao giờ Bô xit thành nhôm thì mới có giá trị. Mà từ Bô xit đến Nhôm là cả một giai đoạn rất dài và rất tốn kém, nghe nói có một nước nào đó ông nhà văn Nguyên Ngọc đã đi thăm, thì để phục vụ riêng một nhà máy luyện nhôm cỡ trung bình, nước này phải dành hẳn một nhà máy thủy điện cỡ Ia Ly để phục vụ nó. Mà đấy mới là điện, chứ để biến từ bô xit ra nhôm còn bao nhiêu thứ khác nữa. Thế nên nếu cứ quyết tâm làm bô xit thì văn hóa Tây Nguyên sẽ bị băm nát. Ông Nguyên Ngọc nói thế và nhiều người cũng biết thế. UNESSCO công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là di sản nhưng thực ra là không gian văn hóa cồng chiêng chứ không chỉ mình cồng chiêng như một số người hiểu. Vậy nên vấn đề bô xit đang nóng ở Tây Nguyên. Đụng đến Bô xit là đã đụng đến cái món không gian văn hóa này rồi...

May thay là Bộ chính trị vừa có kết luận về vấn đề Bô Xít chứ không cứ như nghe cái nhà ông Đoàn Văn Kiển, chủ tịch HĐQT tập đoàn than khoáng sản Việt Nam trả lời Việt Nam net mà thấy hãi. Ông này nói rất lấy được, cái kiểu có làm mới biết lỗ lãi, mới biết có ảnh hưởng, có xâm hại gì không... thì quả là kiểu nói cả vú lấp miệng em, nói như kiểu duy ý chí một thời, rất vô trách nhiệm.

Tôi cho rằng, phàm là tài nguyên, là khoáng sản thì phải khai thác thôi. Nó là lộc giời, là ân sủng trời cho. Tuy thế nó không phải là vô tận, và nó cũng không phải là của làng để rồi ai cũng nhăm nhăm lao vào làm một phát cho nở mày nở mặt. Không thể khai thác nó bằng mọi giá. Đời mình chưa có điều kiện thì cứ để đấy, trồng cây, canh tác, làm du lịch (cắm cọc bảo: nơi này có Bô Xít đấy- cũng sẽ có khối người tò mò đến thăm)... rồi đời con, thậm chí đời cháu, chút, chít... có điều kiện, chúng sẽ khai thác một cách tinh tươm gọn ghẽ bằng những công nghệ hiện đại nhất, làm bô xít mà như đi du lịch, nước cứ trong vắt, đất cứ xanh rì cây lá... Bởi ngay cái kế hoạch khai thác bô xít bây giờ thì Trung ưong cũng đã nghiên cứu hàng mấy chục năm nay rồi cơ mà...

Bây giờ, rõ ràng lòng dân chưa thuận, mà trong Đảng cũng chưa đồng, còn nhiều vấn đề tế nhị mà chúng ta chưa lường hết được.

Thì đã làm sao nếu cứ tạm quên cái món bô xít đi. Cây công nghiệp, rừng, những thảo nguyên mênh mông rợn cỏ để chăn nuôi... vẫn phát triển như cũ. Tạm thôi, lòng dân là nước, nước ấy đang bình yên chảy như ngàn đời vẫn thế...

Nhà thơ VĂN CÔNG HÙNG

-->đọc tiếp...

Nghĩ về sức mạnh cộng hưởng của dân tộc

Link gốc: http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/844910/


- “Tôi cho rằng, trong thời bình, xã hội dễ phân tâm. Nhưng càng như vậy, lãnh đạo càng phải rất gương mẫu, nói phải đi đôi với làm" - Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên viết riêng cho VietNamNet nhân kỷ niệm 34 năm chiến thắng lịch sử 30/4 thống nhất đất nước.


TIN LIÊN QUAN

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Quốc phòng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Ông là vị tư lệnh của Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967–1975) và là một trong hai vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt cấp từ đại tá lên trung tướng.

Cùng với các tướng Đinh Đức Thiện, Phan Trọng Tuệ, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đưa con đường vận tải chiến lược này thành một trong những mấu chốt thành công trong chiến tranh.

Một thời trong sáng

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên. Ảnh: canavanviet

Cuối thập niên 60, một trong ba vấn đề chiến lược mà đế quốc Mỹ cần xử lý để thực hiện tốc chiến tốc thắng là ngăn chặn được chi viện của miền Bắc.

Về phía ta, để chống Mỹ, toàn Đảng, toàn dân phải huy động sức người, sức của để cùng miền Nam thực hiện cuộc trường kỳ kháng chiến cho tới khi giành được thắng lợi.

Mặc dù không ép buộc, nhưng khi lời hiệu triệu của Đảng phát đi, toàn dân tộc ta đã xung phong ra trận. “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” là khẩu hiệu tự dân đặt ra và được thực hiện một cách tự nguyện.

Đương nhiên, để có được lòng dân lớn lao đến như vậy, trước hết là lòng tin vào Đảng; là tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người suốt đời vì dân, vì nước, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hi sinh tất cả.

Toàn dân đã noi theo những tấm gương đó mà dốc lòng, dốc sức tạo nên sức mạnh cộng hưởng toàn dân tộc đánh thắng những kẻ thù lớn mạnh hơn ta rất nhiều. Thời đó, ai vì lý do nào đó không hoàn thành nhiệm vụ họ cảm thấy đau đớn lắm. Dân của ta tuyệt vời như thế đấy!

Chính sức mạnh cộng hưởng đó đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội địa cầu và chiến thắng 30/4/1975 giành lại độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ.

Đó là một thời trong sáng nhất, oanh liệt nhất của dân tộc.

Lợi ích quốc gia là trên hết

Việt Nam đã gia nhập WTO, hội nhập với thế giới. Chúng ta sẵn sàng bắt tay làm bạn với thế giới để làm ăn. Nhưng dù có làm gì, cũng luôn phải nhớ rằng lợi ích quốc gia là trên hết. Bất cứ nước nào cũng vậy.


Phát triển đất nước rất cần có chiến lược bình tĩnh, khôn ngoan và phải theo quy hoạch, có kế hoạch, không phải cứ mạnh ai nấy làm. Chúng ta hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Việt Nam. Nhưng đầu tư gì, đầu tư ở đâu, đầu tư như thế nào thì Chính phủ phải lựa chọn trên nguyên tắc “lợi ích quốc gia là trên hết”.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, gần 1 triệu người lao động đang lâm vào tình cảnh thất nghiệp.

Vậy tại sao có chuyện dự án nước ngoài thắng thầu và đưa lao động phổ thông nước họ vào làm việc ngang nhiên tại Việt Nam, kể cả trường hợp không có giấy phép lao động?

Vì tình trạng thất nghiệp của giai cấp công nhân Việt Nam, không thể làm ngơ việc này. Công nhân xây lắp Việt Nam đủ sức để xây dựng tất cả các công trình của nước mình.

Nếu có một số việc chưa biết thì chỉ nên thuê một ít chuyên gia giỏi.

Lãnh đạo phải rất gương mẫu

Tôi cũng biết, giờ đây cạnh tranh giữa các quốc gia vô cùng gay gắt. Các nhà lãnh đạo một mặt muốn đẩy nhanh phát triển. Đẩy nhanh phát triển là đúng, nhưng phải biết chọn lựa các công trình vì lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.

Phát triển đất nước rất cần có chiến lược bình tĩnh, khôn ngoan và phải theo quy hoạch, có kế hoạch, không phải cứ mạnh ai nấy làm. Chúng ta hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Việt Nam. Nhưng đầu tư gì, đầu tư ở đâu, đầu tư như thế nào thì Chính phủ phải lựa chọn trên nguyên tắc “lợi ích quốc gia là trên hết”.

Cơ chế thị trường là đúng, nhưng thị trường phải có sự quản lý. Tại sao một viên thuốc cho người bệnh, ai bán giá bao nhiêu cũng được. Với người bệnh nghèo sẽ như thế nào?

Và có chuyện thu hồi đất của dân với giá 120.000 đồng/m2, để xây nhà lên những căn nhà bán với giá 15-20 triệu đồng/m2. Rõ ràng, có chuyện một số người chỉ qua một đêm có thể kiếm tiền tỷ trên tài nguyên đất đai của quốc gia, của nhân dân.

Tôi cho rằng, trong thời bình, xã hội dễ phân tâm. Nhưng càng như vậy, lãnh đạo càng phải rất gương mẫu, nói phải đi đôi với làm.

Xây dựng Tây Nguyên phải do chính người Việt Nam làm

"Phải mất bao nhiêu đời, bao nhiêu xương máu, ta mới giành lại được Tây Nguyên - nơi có con đường Hồ Chí Minh huyền thoại chạy qua.

Trong thời chiến, thời bình và cả sau này cũng vậy, địa chiến lược, địa quân sự Tây Nguyên cũng luôn là yếu huyệt, vì thế làm gì ở Tây Nguyên cũng phải rất cẩn trọng.

Tất nhiên, giữ Tây Nguyên không đồng nghĩa với việc để Tây Nguyên kém phát triển. Đảng và Nhà nước phải có chính sách lo cho Tây Nguyên phát triển ngang tầm với vị trí chiến lược trọng yếu.

Thiếu vốn thì đi vay, thiếu máy móc thì mua về, thiếu chuyên gia thì đào tạo.

Nhưng tuyệt đối không được cho bất kỳ nước nào vào Tây Nguyên. Xây dựng Tây Nguyên phải do chính bàn tay người Việt Nam làm".

  • Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên

-->đọc tiếp...

Thư ngỏ gửi các đại biểu Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam

Link gốc: http://nguyentrongtao.vnweblogs.com/post/1890/152033

Nguyễn Trọng Tạo: Sáng nay tôi nhận được thư của GS Nguyễn Huệ Chi đại diện những người ký vào Kiến nghị về Dự án Bauxite Tây Nguyên: "Đã đến gần ngày QH Việt Nam họp để phê chuẩn Dự án bauxite. Vì thế, bên cạnh việc tiếp tục gửi danh sách lên QH vẫn đang làm, bên cạnh việc một số nhà báo đã và đang viết những bài phản biện nhằm lật tẩy các thứ bình luận mang giọng chiều nịnh cấp trên; và trong khi đang cố sức lùng tìm 16 trang viết của Bộ Công Thương chửi bới "Kiến nghị" để đập lại hoặc khởi kiện như anh Trần Nhương nói (mà tìm chưa ra), nhân ngày 30-4 chúng tôi có viết nhanh một "Thư ngỏ" gửi đến các đại biểu QH để thuyết phục họ hãy tỉnh táo trong lá phiếu hoặc cái giơ tay quan trọng trong cuộc đấu tranh cho việc ngừng lại một dự án ẩn chứa nhiều hậu họa đối với đất nước. Rất mong các Anh Chị cho đăng đồng loạt trên các diễn đàn của quý Anh Chị để "Thư ngỏ" có thế đến với càng nhiều đại biểu QH càng tốt". Tôi xin giới thiệu cùng bạn Thư ngỏ này và bài thơ của nhà thơ Trường Giang đăng trên trannhuong.com.


Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 2009


Thưa các đại biểu Quốc hội khóa 12,


Hơn một ngàn cử tri và không phải cử tri (sinh sống ở nước ngoài) đã ký tên vào bản Kiến nghị gửi các cơ quan Nhà nước về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, một lần nữa viết thư ngỏ này chân thành gửi gắm lòng tin vào những nhà lập pháp đương thời, coi như một kiến nghị bổ sung, mong quý vị xem xét.


Thưa quý vị,


Gần đây, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra bản Kết luận về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Đó không là một bản Chỉ thị, mà là một bản Kết luận, điều đó thể hiện một thái độ cầu thị, tôn trọng dư luận, một hành động giao tiếp với công luận. Tất cả những ai có thiện chí đều nhận ra điều đó.


Tuy nhiên, cũng trên tinh thần dân chủ và cởi mở, trên tinh thần xây dựng một Nhà nước pháp quyền hiện đại, chắc chắn là Bộ Chính trị cũng muốn rằng những kết luận của mình sẽ được thể chế hóa thành luật để có đầy đủ giá trị pháp lý và sức mạnh thực thi.


Vì thế, vai trò của quý vị đại biểu Quốc Hội lúc này, nhất là trong kỳ họp tháng 5-2009 sắp tới, thật vô cùng quan trọng.


Mọi người đều biết, từ những năm tám mươi thế kỉ trước, khối COMECON tuy rất cần nhôm, song đã quyết định không khai thác bauxite trên lãnh thổ Việt Nam. Lý do của việc này đã được nói rõ trong hai lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà chắc chắn mỗi đại biểu Quốc Hội đều biết.


Ngày nay, các chuyên gia, các nhà khoa học của ta lại một lần nữa kết luận dứt khoát rằng khai thác chế biến bô xít nhôm ở Tây Nguyên là chuốc lấy vô vàn rủi ro về môi sinh và văn hóa để làm một việc không có lãi về kinh tế và tự buộc mình lệ thuộc nguy khốn vào một nước ngoài khách hàng duy nhất của sản phẩm nhôm đó. Điều này, chắc chắn mỗi đại biểu Quốc Hội đều biết.


Một em học sinh Trung học của Việt Nam cũng được dạy trong sách giáo khoa rằng Tây Nguyên là "nóc nhà của Đông Dương". Thế nhưng, cùng với dự án khai thác bauxite ở vùng này là nguy cơ có mặt của những binh đoàn "người lao động" nước ngoài tới "làm việc", trong đó nhiều người đã tới bằng visa du lịch. Sự kiện kèm theo số liệu đó đã được phóng viên báo "Nhân dân" đưa ra, chắc chắn mỗi đại biểu Quốc Hội đều đã biết cả.


Thưa quý vị đại biểu,


Thư ngỏ này được công bố trên mạng vào đúng ngày 30 tháng Tư, ngày tổng kết những mừng vui và nghẹn ngào của dân tộc Việt Nam, đó là điều rất có ý nghĩa. Nó nhắc nhở quý vị là những nhà lập pháp rằng một việc làm dù nhỏ nhặt, một lần giơ tay biểu quyết dù vẫn ngập ngừng của quý vị, đều là một viên đá lót đường để dân tộc ta, Tổ quốc ta chắc chắn có cơ may ngẩng mặt nhìn ra năm châu thế giới. Điều trái ngược lại sẽ là cái chết được báo trước, không thể là gì khác!


Chúng tôi tha thiết kêu gọi quý vị hãy xem xét kỹ lưỡng toàn bộ chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên và pháp chế hóa vấn đề này.


Chúng tôi xin gửi tới quý đại biểu Quốc hội lời chào trân trong và tin tưởng.


Thay mặt các chữ ký Kiến nghị Bauxite Tây Nguyên

Gs. Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn, Gs. Ts. Nguyễn Thế Hùng



THƯ NGỎ GỬI BỘ CÔNG THƯƠNG


Trường Giang


Chắc quý bộ hết người tử tế ,
đành dùng " Lê thứ trưởng" dở hơi ?
Đã không biết của , biết người,
Lại còn cậy thế, xổ lời trái tai .


Ai bịa đặt ? nào ai kích động ?
Hay là suy từ bụng ông ta ?
Thời "Hồng vệ binh" đã qua
Cái oai "ngoáo ộp" hóa ra trò hề


Eo ôi , sợ ! sợ ghê sợ gớm !
Sợ ngài " Lê thứ trưởng" Công Thương
Phen này trí thức ,báo chương
bị ông ta gọi " đối phương" không chừng !!!


Chúng tôi xót cánh rừng , con suối
Tiếc máu xương đồng đội năm xưa
Ai tham ,nhắm mắt làm bừa
Hãy mau thức tỉnh ,đừng đưa nạn vào !


Thời Bắc thuộc khổ đau biết mấy !
Nay phải lo giữ lấy non sông ;
Đất badan ,tiếng chiêng cồng ;
Cao nguyên xanh của cha ông truyền đời


Quý bộ trót cử người bất nhã
Gây bất bình với cả bao người
Mắc mưu phương Bắc lòi đuôi
Hãy mau mở mắt kẻo rồi ...đi tong !


Phương Mai 29-4-2009

-->đọc tiếp...

Phản kiến nghị bauxite

Nguồn: http://everywhereland.blogspot.com/2009/04/phan-kien-nghi-bauxite.html

Bạn nghĩ thế nào về một thông cáo báo chí mà người soạn thảo thậm chí không dám ký tên nhưng lại gọi bản kiến nghị của 135 người vời đầy đủ họ tên, cơ quan công tác là “hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động”. Trong số 135 người ký tên đấy đếm sơ sơ cũng có gần 50 người là giáo sư, phó giáo sư hay tiến sĩ, hàng chục người là nhà văn, nhà báo hay nghệ sĩ, có cả những tên tuổi được coi là rực rỡ trong khoa học Việt Nam hiện đại như Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Nguyễn Quang Riệu, Phạm Xuân Yêm, Ngô Bảo Châu, Trịnh Xuân Thuận…

Nhưng trong mắt của kẻ giấu tên ở Bộ Công thương thì những trí thức này chẳng có milligram giá trị nào, và những ý kiến phản biện xã hội của họ “rất kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện, trầm trọng hóa, thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng”, “hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động”.

Có bao nhiêu cái mũ có thể chụp, Bộ Công thương đã đem chụp hết vào đầu các trí thức này, chắc là để chuẩn bị cho mai kia nếu có cái tròng nào cần quăng vào cổ họ thì sẽ đem ra quăng nốt. Bộ này còn sử dụng thế lực của mình để làm một cuộc truyên truyền trên mặt trận báo chí. Cụ thể, Bộ Công thương đề đạt : “rất mong các đ/c lãnh đạo các cơ quan thông tin báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các phương tiện thông tin truyền thông thông báo rộng rãi tới công chúng”.

Với “đề đạt” này của Bộ Công thương, người ta có thể trông đợi sẽ có một trận mưa sa bão táp cuộc tổng tiến công vào giới trí thức mà cường độ và mức độ có thể không kém trận chiến truyền thông chống cha Kiệt ngày nào (mà một trong những người lĩnh xướng chính là Phó Tổng GĐ Đài truyền hình Việt Nam*). Nhất là khi Bộ Công thương đã có “nhời” nhờ giúp đỡ với Bộ 4T của anh Hợp, anh Doãn. Tất nhiên, những lời đề nghị giúp đỡ thực sự với các lãnh đạo báo chí, nếu có thì hẳn đã phải được đưa ra sớm hơn thời điểm Bộ Công thương phát thông cáo báo chí của mình cho 300 nhà báo vào ngày 28/4.

Nếu đọc một số tờ báo trong mấy ngày này, người ta đã thấy gió có phần chuyển hướng. Điển hình nhất là bài trên báo Nhân Dân mà anh Huy Đức đã phân tích hết sức chính xác và tỉ mỉ và cũng đoán được có mùi bàn tay can thiệp của nhóm lợi ích nào đó trong đấy. Có thể kể thêm bài trên Lao Động của Hà Văn Thịnh.

Ngay trên Tuần Việt Nam- tờ báo trực thuộc Bộ 4T-từ xưa tới nay vẫn thoải mái đăng các bài phản biện chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì ngày 26/4 cũng vội vàng đăng bài của một “bạn đọc” có tên Thái Nam giảng dạy về cách phản biện xã hội “Phản biện phải khách quan, mang tính khoa học và xây dựng, không được lồng vào tham vọng cá nhân hay động cơ chính trị, nói năng như thế là có dụng ý tát nước theo mưa, không phải là phản biện. Có thể nói, sự kích động quá lộ liễu như thế tự nó bóc trần mục đích và động cơ cá nhân của những người "tát nước theo mưa".

Ba ngày sau đó, cũng trên Tuần Việt Nam, TS. Phạm Gia Minh (người từng đòi đổi tên Hà Nội thành Thăng Long khi Hà Nội nhập Hà Tây trước đây) viết một bài mang tinh thần hà văn thịnh. Bài TS. Phạm Gia Minh khéo léo hơn bài của giảng viên Hà Văn Thịnh ở chỗ không phải tán vuốt kết luận Bộ Chính trị như ông Thịnh mà trích dẫn Tây Tàu loằng ngoằng Ngụy Trưng, Thái Tông đủ kiểu nhưng vẫn rút lại ở một lập luận có tính răn đe: “Chúng ta không thể đồng tình và cần cảnh giác với lối phản biện có tính chất chia rẽ xã hội, thù địch và hằn học của những kẻ tiểu khí nhằm thỏa mãn những toan tính vụ lợi cá nhân, vì xét cho đến cùng đó chỉ là lối phản biện “té nước theo mưa“ rất vô trách nhiệm và không có hiệu quả.

Hiểu nôm na thì đây là lời răn của Chúa mà có lẽ ông Minh hay ông Thịnh chỉ là những người đoán trước ý. Các ông cũng là những người “thức thời” nên đã nhanh chóng tìm cách khẳng định rằng phản biện như các ông mới là phản biện xịn, là “hiến kế” cho Đảng, là hiền thần Ngụy Trưng hiến kế cho minh quân Thái Tông, chứ phản biện như mấy thằng cha kia là phản biện đểu, là luận điệu “thù địch và hằn học của những kẻ tiểu khí”. Túm lại, chúng nó không phải là “lương thần” như các ông. Vẫn là cái tư duy bẩm cụ, cụ cho con xin miếng thịt.

Trở lại với bài viết của Bộ Công thương, kể ra dù sao nếu so sánh giữa Xuân Quang trên Nhân Dân, Hà Văn Thịnh trên Lao Động với kẻ không dám ký tên ở Bộ Công thương thì có thể có những quan sát thú vị. Xuân Quang là bồi bút đích thực rồi, không có gì để nói. Có lẽ Xuân Quang cũng là một bút danh ít được dùng đến (có lẽ chỉ dùng đến khi làm chuyện ám muội đáng xấu hổ) nên xem ra giới nhà báo cũng ít người biết thực ra đó là ai. Có thể coi Xuân Quang là một tay lính đánh thuê, một Chí Phèo làng báo. Hà Văn Thịnh là kẻ giữa dòng, ngoái sáng trái, nhìn sang phải, vừa muốn là trí thức nói những điều mình muốn nói, vừa muốn được Đảng tin dùng (chú ý cách ông đối lập “những người trung thực” với Đảng và ông tự đặt mình vào thế ở giữa, bị cả hai bên ghét bỏ). Nhưng ông Thịnh dù sao cũng còn dám chịu trách nhiệm cá nhân khi ký tên thật mình vào bài trên báo Lao Động. Nghĩa là dù sao ông vẫn còn chút liêm sỉ của một kẻ tự biết là mình hèn. Còn cái công văn của Bộ Công thương chửi 135 trí thức là lũ bịa đặt, kích động và đề nghị Bộ 4T vào cuộc tuyên truyền thì thậm chí người chịu trách nhiệm công văn này còn không dám ký tên mình (cho dù văn bản đó được một ông Thứ trưởng Bộ Công thương đọc trong cuộc họp báo). Đó là cái dũng, cái liêm, cái sỉ của kẻ làm quan ở nước ta? Chửi người khác thì rất hăng nhưng không dám lưu tên mình cho thiên hạ soi vào.

Và lời đề nghị của Bộ Công thương nhờ các lãnh đạo báo “chỉ đạo các phương tiện thông tin truyền thông thông báo rộng rãi đến công chúng” xem ra vấp phải sự thờ ơ của hầu hết các báo. Đa số các báo tuy không dám đưa tin về kiến nghị của 135 nhà khoa học và nhà hoạt động văn hóa-xã hội nhưng cũng tự biết thẹn không (hay chưa) dám tham gia chiến dịch tuyên truyền ủng hộ Bộ Công thương, chống những kẻ “tiểu khí” này.

Tất nhiên nếu bao giờ Ban Tuyên giáo và Bộ 4T dứt khoát xuống tay thì lúc đó lại là việc khác. Nhưng với kết luận khá dè dặt, ôn hòa và xoa dịu của Bộ Chính trị thì cú phản đòn của Bộ Công thương xem ra có phần quá tay và lố lăng, thậm chí là phản tác dụng, gây thêm phẫn nộ trong dư luận. Trừ bọn làm nghề đĩ bằng bút hay bọn chuyên ngửi rắm thiên hạ để đoán hướng gió thì không nói.

Ở một khía cạnh khác, tôi nghĩ chính quyền nên xử lý vụ này trên tinh thần cầu thị và tiếp thu thay vì tìm cách khích động chiến dịch đấu tố chống bọn trí thức lầm đường lạc lối, kích động dư luận, tiếp tay cho các tổ chức phản động. Khi xưa Hiến chương 77 cũng chỉ từ 200 công dân Tiệp Khắc ký tên phản đối chính quyền Tiệp Khắc bắt giam một ban nhạc Rock để rồi phát triển thành một phong trào dân quyền có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội.

*Nhà bình luận Hà Văn Thịnh của báo Lao Động cũng từng góp phần mình trong chiến dịch đó với bài viết "Đáng rủa sả thay" mắng TGM Kiệt.


-->đọc tiếp...

Chấm điểm cho viết thông cáo báo chí!

Link gốc: http://blog.360.yahoo.com/blog-m5FBtOAhc6emWtZn45OBDkeRNNk-?cq=1

Bản thông cáo báo chí dưới đây được đại diện Bộ Công thương phân phát cho khoảng 300 nhà báo hôm 28-4 tại Hà Nội. Nội dung của nó được thứ trưởng Bộ Công thương trình bày, kèm thêm yêu cầu các phương tiện thông tin đại chúng trong nước tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân cả nước được biết.

Thế nhưng ngày 29 và 30-4, không thấy cơ quan báo chí nào đưa tin về nội dung này (ngoài cuộc trả lời của ông thứ trưởng trên Cổng TTĐTCP). Vậy tại sao bản thông cáo báo chí do một cơ quan nhà nước phát hành liên quan đến một nội dung đang nóng hổi khiến dư luận cả nước quan tâm mà báo chí trong nước thờ ơ? Hay đọc và chấm điểm cho nó....

DSC09197.jpg picture by phanloihanoi

DSC09198.jpg picture by phanloihanoi

DSC09199.jpg picture by phanloihanoi

DSC09200.jpg picture by phanloihanoi

DSC09201.jpg picture by phanloihanoi

DSC09203.jpg picture by phanloihanoi

-->đọc tiếp...

Thứ trưởng Bộ Công Thương: "Tìm cách khai thác hết tiềm năng sẵn có của Tây Nguyên"

Nguồn: http://www.bauxitevietnam.info/tintuc/090429_vnntimcachkhaithac.htm

Nguồn gốc (đã bị xóa): http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/844865/


29/04/2009

Trả lời phỏng vấn báo chí để để làm rõ hơn những vấn đề xã hội quan tâm xung quanh việc khai thác, phát triển tiềm năng khoáng sản bô-xít ở Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang nói: Nhiệm vụ đặt ra là tìm cách khai thác hết các tiềm năng sẵn có của Tây Nguyên để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cho toàn vùng, nâng cao đời sống nhân dân.

TIN LIÊN QUAN

Trên công trường bô-xít Tân Rai. Ảnh: SGTT

Về sự cần thiết của việc khai thác bô-xít tại Tây Nguyên, Thứ trưởng Lê Dương Quang nói: Sau 20 năm đổi mới, Tây Nguyên đã có bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu so sánh với các vùng khác trong cả nước, nói chung Tây Nguyên vẫn còn chậm phát triển. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là tìm cách khai thác hết các tiềm năng sẵn có của Tây Nguyên để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cho toàn vùng, nâng cao đời sống của nhân dân và rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng khác.

Tây Nguyên chỉ có tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế ở một số lĩnh vực nhất định: thủy điện, chế biến nông lâm sản, khoáng sản - chủ yếu là bô-xít. Theo một số điều tra, đánh giá, vùng đất Tây Nguyên có trữ lượng bô-xít khoảng 5,4 tỷ tấn.

Tiêu Phong - Sai, Tây Nguyên còn có tiềm năng lớn về du lịch, nhất là du lịch văn hóa. Và không nhất thiết phải có nhiều tiềm năng mới phát triển được, miễn là chọn đúng và làm đến nơi đến chốn.


Công tác chuẩn bị cho việc khai thác tiềm năng này đã được chuẩn bị từ cách đây hàng chục năm, trong khi ngành công nghiệp bô-xít của thế giới có tuổi đời trên 100 năm.

Tiêu Phong - Vậy tại sao bây giờ dân mới biết? "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" giờ chỉ thu lại còn có "dân làm" thôi sao?


Không có lý gì, chúng ta sở hữu một nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn vào hàng thứ 3 thế giới mà lại không khai thác, đưa tiềm năng đó thành hiện thực, để phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên, giúp đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thoát nghèo và tiến ngang cùng các vùng khác trong cả nước.

Tiêu Phong - Lý đây: Một, không phải cứ khai thác tài nguyên mới phát triển được - nhìn Singapore, Nhật, Đài Loan,... đó. Hai, không khai thác bây giờ không có nghĩa là không bao giờ khai thác. Ba, tránh xa bọn Tàu ra, hãy đọc bài viết của các tưỡng lĩnh Quân đội.

Trách nhiệm của Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành liên quan và Tây Nguyên là phải chung sức, hiệp lòng thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, sớm khai thác tiềm năng bô-xít Tây Nguyên để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Trả lời câu hỏi tại sao lại chọn thời điểm gần đây để bắt đầu tiến hành khai thác tiềm năng bô-xít của Tây Nguyên, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết thời điểm chuẩn bị khai thác bắt đầu vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước nhưng khi đó, chúng ta chưa giải quyết được một số vấn đề bất cập liên quan đến phương án đầu tư. Giá cả, nhu cầu alumin, nhôm của thế giới còn chưa đặt ra yêu cầu đòi hỏi nguồn cung gay gắt như thời gian qua. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng như điện, đường của Tây Nguyên chưa phát triển, còn rất khó khăn.

Thứ trưởng khẳng định, thời điểm này đã hội tụ tương đối đầy đủ các điều kiện thuận lợi để khai thác bô-xít. Hệ thống đường sá, giao thông đến vùng Tây Nguyên tương đối tốt. Hệ thống điện cũng đã phát triển mạnh. Bên cạnh đó, chúng ta đang triển khai hàng loạt dự án điện cho Tây Nguyên.

Tiêu Phong - Lại thêm một ông lãnh đạo nói láo trắng trợn: Bao lâu nay Vn luôn ở tình trạng thiếu điện, giá điện liên tục tăng, dân liên tục kêu than, tập đoàn điện lực bỏ dự án sản xuất điện vì kêu thiếu vốn, điện sinh hoạt và sản xuất liên tục bị cắt. Điều kiện hội tụ là như thế hả ông Thứ trưởng?

Đáng chú ý, giá cả, nhu cầu alumin, nhôm của thế giới tăng cao trong những năm vừa qua. Mặc dù, do suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, giá cả khoáng sản, kim loại giảm xuống nhưng về cơ bản, nhu cầu kim loại như nhôm của thế giới vẫn tăng nên thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi.

Tiêu Phong - Ông dựa vào đâu để nói câu "về cơ bản"? Có cái giá xăng nằm hoàn tòn trong tay các ông mà các ông dự đoán chính xác không quá 1 tuần. Vậy mà ông đòi dự đoán nhu cầu bô-xít thế giới trong 15-20 năm! Về thị trường thì ta sẽ bị bó lại ở Tàu, và chúng nó ép giá thế nào cũng phải chiu, hoặc chúng nó "ách" lại, không mua nữa là ta chết ngắc!


Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị cho việc khai thác bô-xít của Tây Nguyên được chuẩn bị khá kỹ càng. Các dự án khai thác, sản xuất alumin đã được nghiên cứu từ rất lâu, trong giai đoạn hợp tác với các nước khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế trong các nước XHCN trước đây). Chủ trương phát triển ngành công nghiệp này đã được nêu trong văn kiện của 2 Đại hội Đảng IX và X. Bộ Chính trị cũng đã xem xét và có rất nhiều chỉ đạo về vấn đề này, giao cho Chính phủ lập quy hoạch.

Dự án Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô-xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025 được xây dựng từ những năm 2005. Trong quá trình xây dựng có nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước v.v... Dự án Chính phủ xem xét, nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.

Tiêu Phong - Bó tay, các nhà khoa học trong và ngoài nước nào vậy, sao không công khai cho dân biết để mở mắt ra? Các ý kiến được lấy rộng rãi ở đâu mà mãi gần đây, dân mới ngã ngửa ra vì bất ngờ, vội vàng lên tiếng phản đối? Chỉ nói lấy được thì ông đúng là một điển hình.


(Cổng TTĐT Chính phủ)


-->đọc tiếp...

Lời thanh minh của ông Hà Văn Thịnh

Tiêu Phong: Sau khi có bài phản đối việc khai thác bô-xít tại Tây Nguyên, tham gia ký tên vào danh sách các nhà khoa học, trí thức đề nghị xem xét lại dự án này, ông Hà Văn Thịnh lại có bài quay 180 độ, ủng hộ tuyệt đối Đảng và Nhà nước trong việc khai thác bô-xít, và ngụ ý những trí thức cùng ông ký vào bản danh sách kia bị "cách thế lực thù địch" giật dây. Bị phê phán là một con kỳ nhông, ông có bài thanh minh này.


Link gốc: http://www.bauxitevietnam.info/ykien/090428_havthinhtrloi.htm


Tôi xin được bày tỏ một vài lời và, rất mong mỏi rằng đây là lời giãi bày sau chót về chuyện bài báo trên báo Lao Động ngày 27.4.2009.

Tôi không hề nói trí thức sai. Chẳng lẽ tôi ký rồi tôi lại đòi trừng trị tôi à? Câu đó là chốt của vấn đề. Xin nói thẳng, rất nhiều người không hiểu rằng chỉ cần một sơ sẩy, Việt Nam sẽ huynh đệ tương tàn còn hơn cả Iraq nữa. Các quý vị có muốn như thế không? 2 triệu hận thù, 53 dân tộc không "thích" người Kinh, cả một núi tham nhũng và sai phạm... Tôi xin kể tiếp một câu chuyện sử dài dòng. Người Mỹ khi đánh Việt Nam có 1.710 vũ khi hạt nhân. Liên xô 1040. Đến 1972, Mỹ vẫn 1710 nhưng LX là 2.400.Tình thế đó buộc Mỹ phải thua VN. Họ đã đuổi Tưởng ra khỏi LHQ, cung cấp kỹ thuật cao cho TQ, bỏ trống Biển Đông cho TQ. Đổi lại, TQ bảo đảm rằng VN không thống nhất. Chúng ta đã 'tự chủ", vẫn thống nhất. Mỹ trách, TQ chứng minh rằng họ không lừa Mỹ. Bằng chứng là sinh mạng gần 10 vạn người Việt chết năm 1979-1989. Liệu bây giờ chúng ta có thể huỷ hợp đồng với TQ được không? Hơn nữa, đã có bao giờ con bắt cha quỳ xuống xin lỗi mình không? Đảng ta còn hơn thế, nhiều quyền hơn ông cha gấp cả ngàn lần. Tại sao các anh chị không nghĩ rằng Thái Hà thắp nến cầu nguyện vì bauxite.v .v và vân vân. Tôi ký vì tôi tin rằng mình đúng. Bằng chứng là bài báo ngày 19.1.2009. Không hề là suy nghĩ nhất thời. Bài đó, tôi phải sửa đi sửa lại vì người ta không cho phép xuất hiện hai từ “bauxite” và “Tây Nguyên”. Nhưng tôi chấp nhận. Còn, nếu các quý vị có ai đó đã từng viết báo, sẽ biết là rất nhiều câu chữ người ta đọc qua điện thoại cho tôi và, chúng phải có. Vấn đề là “lách” như thế nào để rồi, người đọc hiểu đến đâu là câu chuyện quá dài... Nói là bồi bút cũng phải, không sai đâu. Thế nhưng, cần phải lật ngược vấn đề rằng có ai ăn lương hiện nay mà đã không từng một lần “bồi bút”? CNXH khoa học sai nhiều như thế, ai nói? Tôi là người đã viết trên số Tết cách đây 5 năm của Tạp chí Khoa học của Đại học Huế rằng "Thế nhưng, Marx đã sai". Các quý vị cứ tra cứu, dễ lắm. Ai là người đã viết ca ngợi Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần dân tộc, trên Hồ sơ Sự kiện, chuyên đề riêng của Tạp chí Cộng sản? Quý vị cứ tra cứu, số 6.2007. Ai là người nói rằng Bác Hồ viết "Giữ gìn đoàn kết có hai vế... Lâu nay chỉ hiểu có một vế vế rằng đoàn kết là quan trọng. Vế thứ hai phải hiểu là "mất đoàn kết đã, đang là nghiêm trọng". Xin mời quý vị đọc trên Tạp chí Cộng sản số 6 (hoạc số 5 – vì bây giờ tôi nhớ không chính xác nữa) năm 2006...

Tôi như một kẻ tội đồ. Đảng không tin tôi. Những người chính trực trên đất nước này cũng thế. Có thể, "cách đi" của nghề báo nhọc nhằn, đau đớn đã làm cho tôi không biết cách né tránh hay dùng bút danh. Nhưng đó là số phận. Tôi chấp nhận. Tôi đã lường trước chuyện này lúc toà báo yêu cầu tôi viết khi tôi mới thấy tên mình trong danh sách trước đó vài giờ.

Trộm nghĩ, không phải những người chính trực trên đất nước này không tin ông, mà tự ông phản bội lòng tin để bước ra khỏi hàng ngũ của họ (Tiêu Phong).

Xin các quý vị hiểu biết lịch sử đúng như nó cần phải được hiểu như thế. Vậy là đủ lắm rồi với những lời trách móc. Ông thinh.m.le@gmail.com hỏi tôi rằng nói dối như thế làm sao dạy cho SV? Xin ông đi hỏi SV của tôi, hỏi cả công an xem họ đã theo dõi, ghi sổ đen tôi bao nhiêu lần? Còn nói dối? Không có một nhà giáo dạy KHXH nhân văn nào không nói dối để, nhận lương! Những công chức, trí thức còn lại, học chính trị không nghe nhưng vẫn ngồi. Còn tôi, chưa học chính trị bao giờ!

Tôi đang rất bận và mệt mỏi. Buồn. Chính quyền cho tôi vào sổ đen, còn người trung nghĩa gạt tên mình ra. Đời thật là bi kịch. Nhưng, tôi đã bị nhiều lần như thế, quen rồi. Không sao đâu.

Lời để kết thúc, tôi muốn nói rằng BCT đã ra thông báo như thế là đã biết sai rồi; tôi còn muốn nói thêm rằng từ khi Huyền Trân bước xuống thuyền năm 1306, cho đến lúc K'shadek được thuộc về, để trở thành thịt của thịt Việt Nam, phải mất 450 năm với quãng đường hơn 1.000 km. Tốc độ di chuyển, thay đổi của dân tộc Việt Nam là hơn 2km/365 ngày! Không dễ gì buộc một đàn trâu đi thật nhanh. Đó là lịch sử. Hơn nữa, tại sao quý vị không đánh thẳng vào các VIP đi mà lại cứ nhè vào một kẻ phải viết báo để kiếm sống, để mong mỏi chút thay đổi nhạt mờ...?

Xin cảm ơn quý vị và xin kính chúc quý vị sức khoẻ.

Huế, 19h09’, 28.4.2009

Kính. Hà Văn Thịnh.

Dưới đây là bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa hai bản: bản trên báo Lao động và bản gốc do tác giả gửi. Các đoạn màu xanh là chỉ hai đoạn giống nhau, màu đỏ là do biên tập lại, màu lục là biên tập báo thêm vô, chỗ để trắng là biên tập LD lượt bỏ.

Bản trên Lao Động

Bản gốc của tác giả cung cấp

Ngày 24.4, Bộ Chính trị (BCT) đã có Thông báo số 245 TB/TƯ về kết luận của BCT về việc quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.

Ngày 24.4.2009, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã thay mặt Bộ Chính trị (BCT) ký Thông báo số 245 TB/TW về kết luận của BCT về việc Quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Thông báo nêu rõ: Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai 2 dự án khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ... việc triển khai phải trên cơ sở hiệu quả tổng thể, gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội... Chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài; sử dụng lao động trong nước, chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết, lựa chọn công nghệ hiện đại; thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường... Quá trình triển khai hai dự án cần phải thực hiện tốt việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác...

Theo đó kết luận của BCT đã làm sáng rõ những vấn đề mà lâu nay một số dư luận chưa hiểu - kể cả việc cố tình hiểu sai, nhằm mục đích xuyên tạc một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, Việt Nam là nước có trữ lượng quặng bauxite đứng thứ ba thế giới, ước tính khoảng 3 tỉ tấn. Khai thác một phần tài nguyên đó để đáp ứng nhu cầu phát triển và xuất khẩu là điều cần thiết. Nhất là khi nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, thiếu vốn, thì sử dụng đúng nguồn tài nguyên là lợi ích thiết thực của cả dân tộc.

Thứ hai, "hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội" là sự cân bằng đúng và đủ cho cả hai mặt lợi ích và bền vững. Cách nhìn nhận vấn đề như thế thể hiện sự tỉnh táo cần thiết trong giải pháp trước mắt và cả giải pháp chiến lược lâu dài.

Như vậy, Thông báo của BCT đã làm sáng rõ những vấn đề mà lâu nay một số dư luận chưa hiểu - kể cả việc cố tình hiểu sai, nhằm mục đích xuyên tạc một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, Việt Nam là nước có trữ lượng quặng bauxite đứng thứ ba thế giới, ước tính khoảng 3 tỷ tấn. Khai thác một phần tài nguyên đó để đáp ứng nhu cầu phát triển và xuất khẩu là điều cần thiết. Nhất là khi nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, thiếu vốn, thì sử dụng đúng nguồn tài nguyên là lợi ích thiết thực của cả dân tộc.

Thứ hai, “hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội”, “hoàn thổ và trồng rừng” là những sự cân bằng đúng và đủ cho cả hai mặt lợi ích và bền vững. Cách nhìn nhận vấn đề như thế thể hiện sự tỉnh táo cần thiết trong giải pháp “đường ngắn” và cả giải pháp chiến lược lâu dài.

Thứ ba, chủ trương khai thác bauxite có từ Đại hội IX, có nghĩa là đã rất lâu và đã được cân nhắc, suy xét kỹ càng. Một số phần tử muốn chống phá công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta, đã mưu toan lợi dụng, tung những tin đồn thất thiệt, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc hòng "diễn biến hoà bình" để phá vỡ sự ổn định của chúng ta.

Thứ tư, Thông báo 245 nói rõ BCT đã "tiếp thu ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, của Nhà nước và các nhà khoa học"; có nghĩa là BCT đã thực sự lắng nghe ý kiến của người dân theo nguyên tắc hiểu đúng nguyện vọng của dân, không giải quyết một chiều, điều gì dân chưa rõ thì giải thích rõ ràng, điều gì cần quyết định trên cơ sở lợi ích toàn cục thì vẫn mạnh dạn triển khai để thực hiện trong khả năng tốt nhất có thể. Đặc biệt, trong khi sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đang trầm trọng như hiện nay, việc thu hút được đầu tư là một thành công đáng ghi nhận. Tất nhiên, như Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nói: "Không thể khai thác bauxite bằng mọi giá".

Thứ năm, qua "vấn đề bauxite", phải rút ra những bài học sắc sâu về sự hiểu biết và dư luận. Đa số người dân không hiểu tường tận sự thật của vấn đề nên dễ bị lợi dụng và bị kích động, đưa một chuyện riêng về kinh tế thành "nguy cơ" về
chính trị, an ninh. Trong khi đó, BCT đã khẳng định "không sử dụng lao động phổ thông người nước ngoài"; tức là đã nhìn thấy bằng tầm nhìn xa một cách rõ ràng. Mặt khác, một vấn đề ở đây là "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra".


Thứ ba, chủ trương khai thác bauxite có từ Đại hội IX, có nghĩa là đã rất lâu và đã được cân nhắc, suy xét kỹ càng. Một số phần tử muốn chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, đã mưu toan lợi dụng, tung những tin đồn thất thiệt, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc hòng “diễn biến hoà bình” để phá vỡ sự ổn định của chúng ta.

Thứ tư, Thông báo 245 nói rõ BCT đã “tiếp thu ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, của Nhà nước và các nhà khoa học”; có nghĩa là BCT đã thực sự lắng nghe ý kiến của người dân theo nguyên tắc hiểu đúng nguyện vọng của dân, không giải quyết một chiều, điều gì dân chưa rõ thì giải thích rõ ràng, điều gì cần quyết định trên cơ sở lợi ích toàn cục thì vẫn mạnh dạn triển khai để thực hiện trong khả năng tốt nhất có thể. Đặc biệt, trong khi sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đang trầm trọng như hiện nay, việc thu hút được đầu tư là một thành công đáng ghi nhận. Tất nhiên, như Phó Thủ tướng Trần Trung Hải đã nói, “không thể khai thác bauxite bằng mọi giá”.

Thứ năm, qua “vấn đề bauxite”, cần phải rút ra những bài học sắc sâu về sự hiểu biết và dư luận. Đa số người dân không hiểu tường tận sự thật của vấn đề nên rất dễ bị lợi dụng và kích động, đưa một chuyện riêng về kinh tế thành ‘nguy cơ’ về an ninh, chiến lược. Trong khi đó, BCT đã khẳng định “không sử dụng lao động phổ thông người nước ngoài”; tức là đã nhìn thấy bằng tầm nhìn xa của dân tộc, thời đại một cách rõ ràng. Mặt khác, chúng ta phải rút ra một bài học rằng bất cứ vấn đề gì liên quan đến lợi ích dân tộc đều rất cần để ‘dân biết, dân bàn, dân kiểm tra’.

Trách nhiệm của giới trí thức là rất lớn trong việc đánh giá, xem xét các lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể, kịp thời và chính xác trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước trước những nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự nghiệp của dân tộc, tương lai của đất nước. Đảng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến trí thức, nhưng không có nghĩa bỏ qua việc một số người lợi dụng điều đó để xuyên tạc, chống phá.

Đặc biệt, trách nhiệm của giới trí thức là rất lớn trong việc đánh giá, xem xét các lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể; sao cho, có vai trò kịp thời và chính xác trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước trước những nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự nghiệp của dân tộc, tương lai của tổ quốc.

Trong bài báo nhan đề “Gánh nặng của thế hệ hôm nay” của Hà Văn Thịnh (báo Lao Động ngày 19.1.2009) đã viết rằng: “Bài toán về khai thác tài nguyên thật khó. Không thể không khai thác nguồn tài nguyên quý giá, nhưng cũng không thể bất chấp hiểm hoạ môi trường và rất nhiều hệ luỵ... Không thể vì lợi ích thu được tiền từ khai thác khoáng sản mà lại làm thiệt hại đến môi sinh của hàng triệu người”. Đó là nỗi lo chung của tất cả mọi người dân Việt Nam. Bây giờ, với Thông báo 245 của BCT, chúng ta đã hoàn toàn yên tâm vì Đảng và Nhà nước đã cân nhắc rốt ráo vấn đề(!)

-->đọc tiếp...

Tôi vẫn còn đôi điều lo lắng về kết luận của Bộ Chính trị...

Link gốc: http://hnv.vn/News.asp?cat=32&scat=&id=1319

Trong kết luận của Bộ Chính trị (KLBCT) có ghi:"Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá"...

Đó là kết luận, là chủ trương đúng còn làm thế nào để cho chủ trương được áp dụng nghiêm túc lại là cả một vấn đề không đơn giản. Để thể chế chủ trương này KLBCT quy định: Không sử dụng lao động phổ thông người nước ngoài, không bán cổ phần cho người, doanh nghiệp nước ngoài và "chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết..."

Đây là một vấn đề thật sự phức tạp chứ không đơn giản. Thứ nhất chúng tôi xin trao đổi về chủ trương không bán cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài tại các dự án khai thác bauxit Tây Nguyên. Hiện nay ở ta cũng nhiều nước không ít các trường hợp người ta mượn danh những pháp nhân để tuồn những khoản tín dụng đen đang là điều có thật xảy ra tại nhiều nước trong đó có Việt Nam. Có như thế các thế lực khủng bố như Bil Laden mới tồn tại được. Nạn rửa tiền đang làn tràn tại nhiều quốc gia kể cả Thuỵ Sĩ, do vậy để chủ trương này được thực thi đúng đòi hỏi phải có các giải pháp quản lý hành chính, hình sự hữu hiệu đi kèm chứ không phải cứ muốn là được.

Thứ hai không chấp nhận lao động phổ thông người nước ngoài thì rõ rồi; còn chủ trương "chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết..." là một quy định mang tính chất định tính chứ không định lượng và đây là một kết mở... Thế nào là cần thiết thế nào là không cần thiết? Tập đoàn Than Khoáng sản ( TKV) cho rằng họ cần cán bộ kỹ thuật đến tổ trưởng sản xuất, đến Phó Quản đốc phân xưởng thì sao? Vậy thì ai làm trọng tài để cho các cơ quan chức năng cấp viza thị thực cho lao động Trung Quốc đây? Theo tính toán của chúng tôi riêng cái quy định chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết này đã có thể hợp thức cho hàng ngàn người Trung Quốc tham gia các dự án bauxit ở Tây Nguyên! Hay là chúng ta lại tin cậy vào sự lãnh đạo, sự mẫn cảm chính trị và sự trung thành vào quyền lợi quốc gia của lãnh đạo TKV?

Những cuộc xung đột sắc tộc trong thập niên vừa qua xảy ra tại Iraq, tại Apganistan, tại Palestin, tại Tresnia, tại Coxovo, tại Ucraina, tại Coxovo, tại Italia, tại Tây Ban Nha, gần đây là Gruzia và Moldavi đều bắt nguồn từ những xung đột về quyền lợi giữa dân nhập cư và dân bản địa...Kết cục đều dẫn đến một kịch bản tựa tựa giống nhau, dân nhập cư nếu do thiểu số rơi vào yếu thế thì đành phải kêu gọi bản quốc sang can thiệp giống như trẻ con ngoài đường khi đánh nhau thua về gọi, bố anh ra đánh giùm.

Những xung đột ở Palestin hay việc Nga đưa quân đội vào các nước cộng hoà để bảo vệ người Nga đều xuất xứ từ các va chạm về quyền lợi giữa các cụm dân cư có sắc tộc khác nhau. Có điều những vấn đề phức tạp đang làm đau đầu các quốc gia kể trên là do lịch sử để lại. Còn chúng ta hiện nay là người đang nắm trong tay lịch sử; mong rằng đừng để con cháu của chúng ta sau này rơi vào thảm cảnh như người Gruzia, người Tresnia, người Ucraina, người Coxovo...Ngay vần đề đoàn kết giữa các dân tộc Tây Nguyên với người Kinh đã chung sống hàng ngàn đời nay rồi mà đôi khi chúng ta còn gặp phải những tình huống gay go?

Theo chúng tôi nếu chỉ mới dừng lại chủ trương " chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết" mà không có biện pháp hữu hiệu cụ thể nào kèm theo thì cũng sẽ trở thành tiền đề để hàng vạn người Trung Quốc vào Tây Nguyên trong nay mai. Hiện nay ở các nước Đông Âu, lúc đầu cũng chỉ có vài trăm người châu Á trong đó có Việt Nam vào làm ăn buôn bán nhỏ nhưng giờ đây dân châu Á tại Đông Âu đã lên đến hàng chục vạn người và họ đã hợp thức hoá được hộ khẩu và quyền cư trú. Đây là một bài học không khó rút ra...Hiện nay cả châu Âu đang tập trung đối phó về làn sóng nhập cư bất hợp pháp từ châu Á châu Phi vào; đang có nguy cơ là do chính chúng ta thiếu thông tin, thiếu nhạy bén hoặc do rơi vào tình cảnh đâm lao thì phải theo lao nên tạo ra sự phức tạp cho lịch sử, tạo ra điều kiện để người khác nhập cư vào Việt Nam hợp pháp...

Ai đã từng sống ở Nga đều biết về quy chế vào ra vùng Cộng hoà Ural; đây là vùng đất mà ngay người Nga muốn vào cũng phải có giấy phép đặc biệt mới được vào; cong người nước ngoài thì đừng bao giờ được bén mảng tới đây. Đây là nơi có nhiều cơ sở quân sự quan trọng của nước Nga. Vùng đất này có nét đặc biệt, trong chiến tranh thế giới thứ 2 đây là nơi duy nhất máy may ném bom Đức không lai vãng được vì cứ bay đến là bị rơi; đây có cấu tạo địa tầng đặc biệt…

Còn ở ta nếu coi Tây Nguyên là nơi nhạy cảm đặc biệt, có lần chúng ta đã từ chối không để Đại sứ Mỹ vào thăm thế mà bây giờ lại để cho hàng trăm, hàng ngàn người nước ngoài “ ba cùng” với đồng bào dân tộc Tây Nguyên thì gay go quá…

P.V.Đ


-->đọc tiếp...